Làm ra sản phẩm “Made in Việt Nam” dễ, vấn đề là có bán được hay không

Trần Quí Thanh

Hình: Báo TBKTSG

—–

Xưa nay, người Việt Nam không tự tin vào hàng hoá, sản phẩm sản xuất trong nước, bất cứ thứ gì cũng thích của nước ngoài. Nguyên nhân một phần do chất lượng của sản phẩm thấp hơn hàng nhập khẩu, một phần do thói sính ngoại.

Nhưng cuộc sống có những thay đổi và tập quán tiẻu dùng cũng thay đổi theo, người Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, không chỉ cạnh tranh được trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước, được thị trường của các quốc gia khác chấp nhận.

Vậy thì chúng ta hoàn toàn tự tin để gắn “Made in Việt Nam” vào sản phảm của mình, xoá đi mặc “cảm thân phận” rằng hàng ta luôn luôn thua hàng ngoại.

Trước tiên là những đặc sản địa phương, sản xuất theo phương pháp truyền thống, sử dụng nguyên liệu địa phương và kỹ thuật gia truyền. Kẹo dưa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc, gạo, tranh thêu XQ, gốm Bát Tràng, gạo… là những sản phẩm đóng Made in Việt Nam không chỉ là sự tự hào mà còn là sự tin cậy gửi đến người tiêu dùng.

Nhà nước có nhiều quy định phù hợp, hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân sản xuất các sản phẩm nội địa mang nhãn Made in Việt Nam, tất nhiên với điều kiện đảm nảo chất lượng, an toàn và không ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường. Vấn đề còn lại là các nhà khoa học và doanh nghiệp có đủ sức để làm ra các sản phẩm đó hay không. Vấn đề không chỉ là sản xuất được một sản phẩm Made in Việt Nam, mà là sản phẩm đó có thương mại hiệu quả hay không.

Xét cho cùng, làm ra sản phẩm “Made in Việt Nam” dễ, nhưng vấn đề là có bán được hay không mà thôi.

Ngoài các sản phẩm mang tính đặc thù địa phương, các doanh nghiêp Việt Nam còn sản xuất những sản phẩm không phải lợi thế địa phương hay quốc gia. Ví dụ như ngành nước uống, thương hiệu Coca Cola, Pepsi trùm lên toàn cầu. Tân Hiệp Phát cho ra đời những sản phẩm nước uống đúng nghĩa Made in Việt Nam và cạnh tranh được với các “ông lớn” đó tại thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu đến các nước.

Đối với các sản phẩm cơ khí, điện tử,  các dây chuyền sản xuất, có thể không phải là lợi thế của Việt Nam, nên khó làm ra những thứ mang thực chất “Made in Việt Nam”, nhưng các chuyên gia đánh giá, về sản phẩm trí tuệ, phần mềm công nghệ, Việt Nam có thể làm được, vì nguồn nhân lực, trí tuệ của người Việt Nam rất phủ hợp để sản xuất các sản phẩm này.

Đây chính là “con đường” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra và định nghĩa “Make in Việt Nam”.

Chúng ta có quyền hy vọng sẽ thêm nhiều sản phẩm “Made in Việt Nam” từ tư duy đột phá “Make in Việt Nam”.

 

Sài Gòn ngày 04/08/2019

TQT

Link: “Made in Việt Nam” và ngoại thương

(https://www.thesaigontimes.vn/292203/made-in-vietnam-va-ngoai-thuong-.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *