Ngọc Trúc (Tri thức trẻ)
Ảnh: Thinkstock
Rau hẹ được gọi là ‘món ăn số 1 vào mùa xuân’, ăn hẹ vào mùa xuân sẽ có vị thơm, còn ăn vào mùa hè thì có mùi khó chịu. Trong quyển “Bản thảo thập dị” có viết “Trong các loại rau, món này ấm nhất và có lợi cho cơ thể, nên ăn thường xuyên.”
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Dân gian thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương…
1. Thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa
Hẹ có nhiều chất xơ, có thể tăng cường nhu động dạ dày, phòng ngừa ung thư đường ruột. Có lẽ vì vậy nên người ta nói hẹ là “cỏ rửa ruột”. Chất xơ trong hẹ có thể hỗ trợ “nhu động ruột”, nâng cao khả năng tiêu hóa của dạ dày, có tác dụng lọc sạch thành ruột. Hẹ có chứa tinh dầu dễ bay hơi và hợp chất lưu hóa, tiết ra một loại mùi hương đặc trưng có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, sát khuẩn và có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
2. Sát khuẩn tiêu viêm
Trong thân hẹ có chứa chất linalool, glucocid, chất đắng và chất lưu hóa, những hợp chất hóa học này có tác dụng sát khuẩn tiêu viêm.
3. Bổ khí tráng dương
Hẹ còn được gọi là “cỏ tráng dương”, có thể ấm trung hạ khí, bổ thận ích dương, dùng để chữa đau lưng, dương suy, đa niệu và tay chân mất sức.
Những ai không nên ăn nhiều rau hẹ?
1. Bệnh do nhiệt
2. Những người bị khô miệng, đau rát cổ, hôi miệng, lở miệng không nên ăn nhiều hẹ.
3. Âm hư hỏa vượng: Những người bị nóng lòng bàn tay, bàn chân, ra mồ hôi trộm không nên ăn nhiều hẹ.
4. Phụ nữ có thai: Hẹ có tác dụng kích thích tử cung, phụ nữ có thai tốt nhất là không nên hoặc nên ít ăn hẹ để tránh động thai.
Hẹ xào trứng sẽ tăng công dụng
( Tiếp >>>>>)
Xem tiếp, link bài: Lợi ích từ rau hẹ: Bổ thận, tráng dương, làm sạch thành ruột…