Nghịch lý GDP thấp, thu ngân sách vọt cao

TS  Phạm Thế Anh/ Báo Tuổi Trẻ

Sau những đợt giãn cách do đại dịch COVID-19, người dân và doanh nghiệp đã quá khốn khổ vì bị hạn chế không làm ăn buôn bán, sản xuất kinh doanh được.

Đến nay, khi dịch tạm thời được kiểm soát, Chính phủ bật đèn xanh mở cửa nền kinh tế, thì bắt đầu đối diện với nguy cơ lạm phát.

Đây là nỗi khổ tiếp theo, như đòn bồi đánh vào một cơ thể đã suy kiệt. Thu nhập của người dân chưa trở lại như trước dịch, có nhiều người chưa có được việc làm, thì túi tiền tại mất đi một phần như có “tên trộm” ở trong ví. Tên trộm đó có tên là “lạm phát”.

Tất nhiên không chỉ Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng rơi vào tình trạng lạm phát ngay sau khi mở cửa nền kinh tế. Các nguồn tiền bơm ra để phục hồi sản xuất đã đẩy thị trường tiêu dùng lên một thang giá mới, người lao động có việc làm, Chính phủ có nguồn thu, nhưng nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trước tình hình này, cần có cách ứng phó phù hợp để giảm thiểu tối đa lạm phát. Đối với những nguồn hàng hóa tăng giá từ đầu vào như xăng dầu và nguyên liệu nhập khẩu thì không thể kiểm soát, nhưng có thể tính toán được nguồn từ bên trong.

Ngoài cách bù giá cho xăng dầu, điện năng để giảm giá thành hàng hóa, thì còn cách khác là giảm tiêu cực để hỗ trợ hạ giá thành.

Không ai nói ra, nhưng trên thực tế, giá thành hàng hóa có +++ các loại phí “vô danh”, đó là những khoản phí nào thì cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ không cần phải nói ra.

Một yếu tố quan trọng khác để giảm lạm phát, đó là thay vì bơm tiền vào nền kinh tế thì nhà nước tạo điều kiện và môi trường cho tư nhân đầu tư và thu hút nguồn tiền trong dân.

Để tư nhân mạnh dạn tham gia đầu tư hoặc bỏ tiền cho các quỹ đầu tư kể cả của Chính phủ, thì phải có sức mạnh của niềm tin.

Các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế đều khẳng định rằng, tiền trong dân rất lớn, nhưng phải có cơ chế, chính sách để người dân yên tâm bỏ tiền đầu tư sản xuất kinh doanh, chứ không phải tập trung vào đầu tư bất động sản hay tích trữ đô la, vàng hoặc gửi tiết kiệm.

Biết vậy, nhưng để người dân khai thác nguồn vốn mang lại hiệu quả cho nền kinh tế thì phải có những cam kết đủ sức thuyết phục từ chính sách.

Trần Quí Thanh

—–
Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách 11 tháng năm nay ước đạt gần 1.400 ngàn tỉ đồng, vượt dự toán năm, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Con số thu ngân sách vượt dự toán cả năm trong 11 tháng hoàn toàn trái ngược với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP quý 3 âm 6,17%, mức thấp nhất trong lịch sử ngành thống kê. Và nếu tính chung 9 tháng năm nay thì tăng trưởng GDP cũng chỉ đạt 1,47%, thấp nhất trong cùng kỳ nhiều năm qua.

Nghịch lý tăng trưởng thấp nhưng thu ngân sách lại về đích trước một tháng đến từ biến động giá cả hàng hóa tăng cao thời gian qua. Bối cảnh giá cả tăng kéo theo thu ngân sách tăng cao của hầu hết nền kinh tế làm Chính phủ “vui”, nhưng những người giữ tiền sẽ rất buồn khi giá cả tăng nhanh.

Khi giá cả tăng, không chỉ giá trị thực (real value) của các khoản nợ công sẽ giảm, mà các khoản thu ngân sách danh nghĩa (nominal value) như thuế, phí cũng sẽ tăng. Nếu không có gì xảy ra bất thường với thu từ bán tài sản, việc thu ngân sách về đích sớm một tháng là nhờ việc giá cả tăng cao.

Giá cả nhiều lĩnh vực tăng mạnh giúp các doanh nghiệp có doanh thu/lợi nhuận tăng vọt ngay cả khi sản lượng làm ra tăng thấp, số thu thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… cũng theo đó mà tăng. Đặc biệt giá và giao dịch tài sản như bất động sản, chứng khoán tăng mạnh cũng giúp các loại thuế/phí đánh vào chuyển nhượng tài sản tăng mạnh.

Vấn đề của nền kinh tế hiện nay là làm sao kiềm được giá cả nhưng vẫn thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế.

Giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới nên có những thứ khó kiểm soát, chẳng hạn như giá xăng dầu và nhiều nguyên vật liệu đầu vào phải theo thị trường thế giới. Các biện pháp kiểm soát chủ động từ Chính phủ chỉ bớt được phần nào.

Chẳng hạn Chính phủ có thể giảm bớt các loại thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu. Khi ngân sách đang thặng dư thì Chính phủ có thể bù một phần thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu. Bởi trong tất cả các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào thì xăng dầu ảnh hưởng lớn nhất tới chi phí sản xuất đầu vào của doanh nghiệp. Hơn nữa giá xăng dầu trong nước hiện nay rất cao nên cần giảm bớt thuế, phí để giảm giá bán.

Để giảm chi phí đầu vào cũng cần cân nhắc giảm giá điện, có thể triển khai và kéo dài chính sách hỗ trợ giá điện cho doanh nghiệp, người dân. Với các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào cũng có thể giảm thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất. Tất nhiên biện pháp này sẽ khiến hàng ngoại cạnh tranh hơn hàng nội nên cần cân đối ở mức hợp lý.

Ngoài ra, Chính phủ cần kiểm soát cung tiền chặt chẽ, không thể tiếp tục tăng cung tiền mười mấy phần trăm một năm như thời gian qua nữa.

Lạm phát phần lớn đến từ chi phí, đẩy giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh khiến chi phí sản xuất tăng cao. Nếu lúc này bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế, cộng thêm cầu kéo nữa thì lạm phát sẽ tăng rất nhanh.

Việc kiểm soát cung tiền sẽ không mâu thuẫn với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ. Tiền chỉ là phương tiện thanh toán trong khi tăng trưởng của nền kinh tế còn đến từ nhiều thứ khác. Chẳng hạn Chính phủ có thể đưa ra giải pháp để kích thích đầu tư của tư nhân, tăng đầu tư công hoặc huy động vốn trong dân để thúc tăng trưởng kinh tế bền vững.

NGUỒN:  Theo Báo Tuổi Trẻ

Link bài: Nghịch lý…

https://tuoitre.vn/nghich-ly-gdp-thap-thu-ngan-sach-vot-cao-20211204074622312.htm

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *