Người không trưởng thành về cảm xúc thì không thể thành công

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet


Kính gửi bác Dr Thanh,

Thưa bác, chúng cháu là nhóm nhỏ các CEO tí hon, chơi với nhau từ 2012 đến nay và đều là fan hâm mộ của bác. Chúng cháu viết thư này gửi tới  bác, một vấn đề sau:

Chúng cháu hiểu để làm được một CEO, nói chung để biết quản lý doanh nghiệp, cần phải có trí tuệ cảm xúc. Nhưng trí tuệ cảm xúc là gì và làm sao nhận biết mình có hay không có trí tuệ cảm xúc thì thật là khó.

Vậy mong bác lý giải giùm chúng cháu được không ạ?

Kính chúc bác sức khoẻ và hạnh phúc ạ!

Nhóm CEO Tí Hon (Hà Nội): ceohanoi_1987@gmail.com

—–

Nhóm CEO Tí Hon mến!

Trí tuệ cảm xúc hay là chỉ số thông minh cảm xúc (Emotional Quotient) được giới nghiên cứu thế giới bàn đến từ lâu, khoảng từ năm 1990, nhưng khái niệm này “du nhập” vào Việt Nam chỉ mới gần đây, cho nên các cháu chưa nắm rõ cũng là chuyện đương nhiên.

Có nhiều định nghĩ về khái niệm này, hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer của Đại học Yale nêu:

“Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm nhận, giúp tiếp cận và tạo thêm nhiều xúc cảm hỗ trợ tư duy, đồng thời giúp ta có thêm kiến thức, thấu hiểu về chúng. Ngoài ra nó còn giúp ta điều chỉnh cảm xúc một cách có suy nghĩ, qua đó thúc đẩy sự phát triển về trực giác và trí tuệ”.

Con người không phải cổ máy, không phải con robot, con người luôn sở hữu một gia tài đồ sộ, đó là cảm xúc. Nhà Phật đưa ra tới “thất tình”, đó là: hỷ, nộ, ái, ố ai, dục, lạc (mừng, giận, thương, ghét, buồn, muốn, vui), và con người khổ cũng vì không biết kiểm soát cảm xúc, muốn kiểm soát được cảm xúc cần phải có trí tuệ.

Một cá nhân không kiểm soát cảm xúc là chuyện của cá nhân đó, nhưng với một nhà quản lý, để cho cảm xúc lấn át, mất khả năng làm chủ bản thân, thì tai họa sẽ đến không chỉ cho cá nhân mà cho tổ chức đó. Khả năng tự kiềm chế bản thân, biết giữ cho cảm xúc và xung đột tâm thức trong tầm kiểm soát là một trong các khía cạnh của khả năng tự quản lý.

Cảm xúc là tuyệt vời, giúp con người thăng hoa, nhưng phải có sự minh mẫn của trí tuệ, con người mới đưa ra quyết định đúng đắn.

Trí tuệ cảm xúc là sự trưởng thành về cảm xúc, người không trưởng thành về cảm xúc thì không thể thành công.

Nhưng thế nào là trưởng thành về cảm xúc, đó là câu hỏi không dễ trả lời.

Trên trang Trần Quí Thanh, bác đã giới thiệu bài viết “Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc – Chìa khóa vượt qua khủng hoảng” của TS Phil Smith – Giảng viên Cấp cao về Lãnh đạo, quản lý RMIT VN, các cháu đọc bài đó để tham khảo thêm nhé.

Chúc các cháu thành công.

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi:tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *