Người quân tử nên đối đãi với kẻ tiểu nhân như thế nào?

An Hòa (dịch và t/h)/ Trithuc.vn

Với tui đây là bài học lớn. Qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời, càng ngẫm càng thấy đúng.

Trần Quí Thanh

Thông thường, chúng ta đều có quan niệm rằng, người tốt với ta thì ta cũng đối tốt với người. Còn nếu người đối với ta không tốt thì ta sao phải đối tốt với người? Cho nên, chỉ cần nhìn thấy thiếu sót của đối phương, chúng ta sẽ không nhẫn nhịn được mà vạch trần họ. Nhưng đó lại không phải là cách đối đãi của người quân tử xưa.

(Hình minh họa: Qua ok.ru)

Vậy người quân tử chân chính xưa sẽ đối đãi với kẻ tiểu nhân như thế nào? Hãy cùng đọc câu chuyện về Tể tướng Hàn Kỳ dưới đây.

Dùng chân thành đối đãi với kẻ tiểu nhân

Hàn Kỳ (1008-1075) tên tự là Trĩ Khuê, hiệu là Cán Tẩu, người An Dương, Tương Châu. Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm quan.

Khi Hàn Kỳ ở Thiểm Tây chinh phạt phản quân, Nhan Sư Lỗ và Lý Tích có mối quan hệ bất hòa với nhau. Vì thế, Nhan Sư Lỗ thường xuyên đến gặp Hàn Kỳ và nói xấu, bôi nhọ Lý Tích. Lý Tích cũng giống như thế, thường xuyên lui tới chỗ của Hàn Kỳ để nói xấu, bôi nhọ Nhan Sư Lỗ.

Suốt một thời gian dài, Hàn Kỳ đều nghe hai người họ nói xấu về nhau. Nhưng ông lại không lợi dụng điều đó để mưu lợi, trả đũa hiềm khích cá nhân mà một mực giữ kín chuyện này, không kể cho người khác nghe. Nhờ đó mà hai người họ vẫn bình an vô sự, không xảy ra mâu thuẫn kịch liệt hơn.

Hàn Kỳ từng nói: “Bất luận là quân tử hay tiểu nhân, đều nên dùng tấm lòng chân thành để đối đãi với họ. Nếu biết người đó là tiểu nhân, vẫn có thể kết giao bạn bè sơ sơ.”

Thông thường, trong cuộc sống nếu một người bị tiểu nhân lừa gạt thì nhất định sẽ lập mưu tính kế để vạch trần họ. Nhưng Hàn Kỳ lại không làm như vậy. Mặc dù trong cuộc đời, rất nhiều lúc ông biết rõ ràng mưu kế của kẻ tiểu nhân nhưng lại đều bình tĩnh nhẫn nhịn vượt qua, không từng biểu hiện ra bên ngoài.

Nếu trong tâm một người là lương thiện và bao dung thì họ sẽ không quá để tâm đến cái nhìn của người khác đối với mình. Hơn nữa, họ cũng sẽ không bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn của được mất, thành tích và thiếu sót. Nhưng làm được điều này, giống như Hàn Kỳ thì quả thực là việc không hề dễ dàng.

Chỉ người bao dung mới có thể đối đãi chân thành cả với kẻ tiểu nhân


(Hình minh họa: Qua sohu.com)

Hàn Kỳ kính Trời biết mệnh, luôn tận sức làm hết trọng trách mà mình nắm giữ. Mặc dù gánh vác trách nhiệm trọng đại, thường xuyên phải đối mặt với những tai họa khó đoán trước, đối mặt với những hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ông chưa bao giờ lo lắng, ưu phiền. Trái lại, ông luôn vui vẻ, không vì tình thế biến hóa mà thay đổi.

Hàn Kỳ từng nói: “Ta cả đời dựa vào trung thành và tự khắc chế bản thân cho nên gặp việc lớn thì không sợ sống chết. Nhưng điều may mắn chính là ta chưa chết mà sự tình lại đều làm thành. Đây đều là nhờ vào sự che chở của Trời đất chứ không phải ta có năng lực to lớn gì.”

Khi Hàn Kỳ đóng quân ở Định Châu, có một lần ông ngồi viết thơ vào buổi tối nên đã gọi một binh sĩ cầm nến đứng bên cạnh để chiếu sáng. Binh sĩ này mải nhìn đi chỗ khác nên sơ suất làm cây nến bị nghiêng và cháy vào tóc của Hàn Kỳ, Hàn Kỳ lấy tay áo dập lửa rồi lại tiếp tục viết thơ.

Một lát sau, ông quay lại nhìn thì phát hiện ra người cầm nến bên cạnh đã được đổi thành người khác. Vì sợ viên quan chủ quản sẽ trách phạt binh sĩ kia nên ông vội vàng gọi viên chủ quản đến và bảo: “Không cần đổi người, anh ta hiện tại đã biết cách cầm nến rồi”. Từ đó về sau, quan binh trong quân đội ai nấy đều thêm bội phục tấm lòng khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ….
( Tiếp>>>)

Xem tiếp, link bài: Người quân tử nên đối đãi với kẻ tiểu nhân như thế nào?

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *