Kim Thảo/ Tin THP
Hôm nay là ngày lễ tốt nghiệp ra trường của Tôi – một thằng Kỹ sư Hóa học mới toanh, Tôi sẽ chính thức rời khỏi ghế nhà trường sau hai mươi hai năm “mài đũng quần”. Khi đứng trên lễ đài để nhận bằng tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu và được tuyên dương là sinh viên xuất sắc Tôi nhìn thấy ánh mắt rạng ngời hạnh phúc pha lẫn tự hào của bố khiến Tôi vô cùng xúc động, Tôi thầm cảm ơn cuộc đời đã cho mình bầu trời to lớn, đó chính là Bố.
Có lẽ, các bạn sẽ không khỏi tò mò khi từ đầu đến giờ sao Tôi chỉ nhắc đến Bố mà không nhắc đến Mẹ, vì Mẹ tôi đã mất ngay chính ngày Tôi ra đời. Ngần ấy thời gian Tôi khôn lớn là ngần ấy năm Bố sống trong cảnh “gà trống nuôi con” với cả hai vai trò to lớn. Nên đối với Tôi bài hát “Bố là tất cả, bố ơi, bố ơi! “ rất thiêng liêng và vô cùng ý nghĩa.
Tôi nhớ như in ngày Tôi chập chững đến trường, bạn bè ai nấy đều được Mẹ hoặc cả Bố lẫn Mẹ dắt đi đến trường, còn riêng mình Tôi thì Bố dắt đi trong khi trong trường cứ vang lên giai điệu bài hát “Ngày đầu tiên đi học, Mẹ dắt tay đến trường, em vừa đi vừa khóc , Mẹ dỗ dành yêu thương….”
Tôi lơ ngơ hỏi Bố :
– Bố ơi sao ngày đầu tiên đi học là Mẹ dắt tay đến trường, còn con là Bố dắt tay đến trường ?”
Bố Tôi giật mình nhìn Tôi hồi lâu rồi ôm siết Tôi vào lòng, Tôi cảm nhận được từng nhịp tim Bố đang đập thật mạnh , run run trong từng hơi thở. Phải mất một lúc lâu sau Bố mới trả lời cho Tôi :
– Con ạ, có nhiều bài hát lắm, hôm nay nhà trường cho hát bài “Mẹ dắt tay đến trường“ trước, mai mốt con sẽ được nghe bài “Bố dắt tay đến trường” sau nhé ! Thôi mình vào học đi Con !”
Tôi còn rất nhỏ nên vâng lời theo mà không còn thắc mắc nữa. Cho đến bây giờ, khi đứng đây để nhận bằng tốt nghiệp ra trường mà Tôi không khỏi tự hỏi Bố Tôi rằng “Bố ơi, sao đến bây giờ con đã hai mươi hai tuổi rồi mà vẫn chưa nghe ai hát bài “Ngày đầu tiên đi học Bố dắt tay đến trường” ? Nhưng con vẫn rất tin ở Bố rằng một ngày nào con sẽ được nghe bài hát này !”
…
Vậy là đã một tháng trôi qua kể từ ngày Bố ra đi mãi mãi mà Tôi cứ ngỡ mới hôm qua, trong dòng nước mắt nhạt nhòa Tôi thấy Bố đến gần bên an ủi động viên, Tôi giật mình tỉnh giấc thản thốt gọi :“Bố ơi, Bố !!!”. Tôi vẫn chưa quen với cảm giác không có Bố ở cạnh bên, nên gần ba giờ sáng mà Tôi vẫn chưa ngủ được . Tôi chợt nhớ lời Bố nói lúc sắp ra đi : “Con hãy cất giữ báu vật này bên cạnh, khi nào thật cần Bố thì con mở nó ra con sẽ thấy Bố !”. Như đứa con nít được Bố dỗ dành, Tôi luôn tin đó là sự thật, và hôm nay, chính lúc này đây tôi rất cần Bố. Tôi lật đật mở cái hộp báu vật trên tay mà run run, hồi hộp xen lẫn tò mò. Bên trong cái hộp là một cuốn sổ bìa cứng trông rất đẹp và phẳng phiu, Tôi nhanh chóng mở ra và ồ lên “Đây là nhật ký của Bố“. Tôi ngấu nghiến đọc từng dòng, từng chữ…
“Ngày… tháng… năm ….
Vợ ơi, Anh nhớ Vợ lắm, con mình ngày càng lớn và trông rất giống Vợ như đúc, giờ này Con đang ngủ say hình như nó thèm bầu sữa Mẹ nên mỗi khi Anh ôm nó vào lòng là nó chui ngay vào lòng ngực Anh mà vòi vĩnh…..”.
“Ngày…. tháng …. năm ….
Vợ ơi, hôm nay con mình đi học ngày đầu tiên, Con thắc mắc bài hát “Ngày đầu tiên đi học Mẹ dắt tay đến trường….mẹ dỗ dành yêu thương…” nhưng sao Con lại được “Bố dắt đi đến trường…” nghe con nói mà Anh nhói đau trong lòng và lần đầu tiên Anh đã nói dối Con“. Anh ước gì… Vợ ơi?”
Đọc từng câu từng chữ Bố ghi trong nhật ký mà tự bao giờ Tôi đã không còn giữ được bản lĩnh của thằng con trai trưởng thành, ngay lúc này đây tôi rất yếu mềm, nước mắt tuôn rơi lã chã , đầu óc trống rỗng. Từng câu chữ trở nên nhòe nhoẹt vì nước mắt tuôn rơi ào ào như mưa, tôi thầm gọi :“Bố ơi, con rất muốn được nghe Bố nói dối thêm một lần nữa !”
Tôi tiếp tục lật từng trang nhật ký của Bố
“Ngày… tháng… năm …
Vợ ơi, năm nay Bà con dân mình làm ăn thất bát, Anh lo sợ không có đủ tiền để nuôi Con mình ăn học đến nơi đến chốn, Anh phải bỏ quê đi làm ăn xa. Dù rất nhớ quê, nhớ con khiến lòng Anh đau lắm !”
“Ngày… tháng… năm ….
Vợ ơi, nhà mình được thoát nghèo rồi, dân làng bà con thôn mình thoát nghèo rồi vì có một “Ông tiên” giữa đời thường, đó là Dr Thanh ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn giúp dân mình thoát nghèo bằng cách tài trợ dân mình mỗi người một cặp bò và hướng dẫn dân mình cách trồng cỏ, nuôi bò để hướng đến kinh tế phát triển thoát nghèo bền vững. Anh mừng quá Vợ ơi!!!”
“Ngày… tháng… năm….
Vợ ơi, nhờ sự giúp đỡ của Dr Thanh ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát mà bà con dân mình khấm khá hơn, Anh thì có đủ tiền để cho con mình đi học Đại Học. Xin cảm ơn Ngài Dr Thanh ! Con trai à, cố gắng ăn học thành tài, đừng làm uổng công bao người con nhé !”
Đọc đến đây tự dưng tôi lại bất khóc nức nỡ. Bố đã nhắc đến Tôi, Bố bảo tôi cố gắng ăn học, giờ Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ vậy mà Bố nỡ lòng bỏ tôi ra đi. Tôi cứ tiếp tục khóc lóc như một đứa con nít bị Bố bỏ rơi.
“Ngày… tháng… năm…
Vợ ơi, đàn bò nhà mình giờ đây đã sinh được hơn mười con, ai nhìn cũng tấm tắc ngợi khen, và Anh đã học tập từ ngài Dr Thanh hướng dẫn hết cho bà con hàng xóm ai để cũng có thể nuôi bò thành công. Anh mong muốn con mình sau này sẽ trở thành người tốt và giúp đỡ được bà con dân mình giống như Dr Thanh – Ông chủ Tập Đoàn Tân Hiệp Phát”
“Ngày… tháng… năm…
Vợ ơi vậy là con mình đã ra trường, Anh đã giữ lời hứa với vợ là nuôi con khôn lớn ăn học thành tài rồi nhé, Anh biết sức khỏe của mình không còn được bao lâu…. Nhưng Anh cũng vui vì con đã trở thành một Kỹ sư tại nhà máy Number One Chu Lai đúng như ước nguyện của mình”
“Ngày… tháng…. Năm ….
Con trai ơi, qua nhiều năm tìm hiểu về Tập Đoàn Tân Hiệp Phát, tìm hiểu về Ông Chủ Dr Thanh, Bố rất tự hào khi con đã được vào làm việc tại đây. Tân Hiệp Phát rất xứng đáng là tập đoàn nước giải khát lớn nhất Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, luôn lắng nghe người dân nghèo để giúp đỡ từ việc tặng bò, xây cầu, giúp trẻ em nghèo đến trường…Thật xứng đáng là nơi để con noi theo mà phấn đấu làm việc và học tập. Trong môi trường này, con hãy cố gắng sống có ích, có tầm và có tâm con nhé !”
“Ngày… tháng… năm….
Con trai à, tương lai của Bố chính là con đó…!”
Và cứ thế từng câu, từng dòng chữ trong nhật ký của Bố cứ cuốn hút lấy Tôi, Tôi đọc ngấu nghiến và nghiền ngẫm từng lời của Bố. Tự nhiên Tôi thấy Bố như đang ở cạnh mình, đang tâm sự và nói chuyện với mình, từng câu chuyện của Bố như động lực thúc đẩy tôi đứng lên, tiếp tục đi tiếp con đường phía trước, đời Bố đã làm được những điều tươi đẹp, thì Tôi sẽ tiếp tục noi gương thế hệ Cha, Chú mà sống có ích cho đời, hướng tới những điều cao đẹp để sống có ích hơn.
Từng câu chuyện về ngài Dr Thanh cùng với những hy sinh thầm lặng của Bố đã thúc giục Tôi, Tôi sẽ xứng đáng là một chiến binh của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Hàng ngày Tôi vẫn không quên lật từng trang nhật ký của Bố ra xem, Tôi như được trò chuyện với Bố, Bố không đi xa mà lúc nào cũng ở bên cạnh Tôi, động viên, an ủi, chở che cho Tôi, và bầu trời to lớn của Tôi vẫn ở đó, vẹn nguyên, cao cả.
(*) Tác phẩm “Nhật ký của bố” của tác giả Kim Thảo đã xuất sắc đoạt giải nhì thể loại truyện ngắn trong cuộc thi báo tường kỷ niệm 23 năm thành lập tập đoàn Tân Hiệp Phát.