Những cách “sống chung” với nỗi sợ

Vũ Tuyên/ Báo VOV News

Hãy đối diện với chính nỗi sợ của mình và áp dụng những lời khuyên dưới đây, chúng sẽ giúp bạn có thêm động lực để vượt qua và khắc phục những sợ hãi của bản thân.

1 . Hãy phân tích nỗi sợ hãi của bạn

Sẽ có nhiều lý do khiến bạn trở nên sợ hãi. Hãy tập đối thoại với chính bạn, tự hỏi bản thân “Tôi sợ điều gì?”, “Vì sao những lo lắng ấy đến với tôi?”, nếu được hãy viết ra giấy và suy nghẫm thật kỹ, phân tích mọi gốc rễ của nỗi lo sợ ấy. Một khi bạn đã xác định được những yếu tố chính khiến cho bạn e dè, lo sợ thì bạn mới dễ dàng vượt qua được nó. Hãy nhớ rằng, tất cả mọi người đều sợ một điều gì đó. Điều đó là hoàn toàn bình thường và tự nhiên.

2. Suy nghĩ tích cực

Một trong những điều thiết yếu mà bạn phải làm để chiến thắng nỗi sợ hãi là suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tích cực là cách tiếp cận tâm lý và cảm xúc giúp thay đổi suy nghĩ của bạn và biến suy nghĩ tiêu cực của bạn thành suy nghĩ tích cực. Để vượt qua nỗi sợ  hãi, bạn cần có thái độ suy nghĩ tích cực trong toàn bộ công việc bạn làm hàng ngày. Dù không dễ dàng, nhưng bạn hãy cố gắng biến nỗi sợ thành một điều gì đó bạn có thể biết ơn. Sợ nói trước đám đông? Hãy biết ơn vì bạn có cơ hội thuyết trình trước nhiều người. Lòng biết ơn có thể giúp bạn khống chế cảm giác lo lắng, sợ hãi. Hãy nhớ rằng những suy nghĩ tiêu cực không bao giờ có thể giúp ích gì cho bạn và sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ kết quả tích cực nào. Nó chỉ có thể tiêu diệt bạn và làm cho bạn trở nên chán nản mất tự tin.

3. Trò chuyện

Chia sẻ nỗi sợ với người khác có thể hơi khó khăn, nhưng đó lại là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Tâm sự với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình – những cuộc trò chuyện chân thành sẽ giúp bạn giải tỏa mọi lo lắng. Nếu bạn đang căng thẳng trước một cuộc phỏng vấn việc làm, hãy gọi cho một người bạn hoặc gặp mặt trước. Nói những lo lắng của bạn với họ sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn.

4. Thay đổi lối sống

Những lúc không kiểm soát được nỗi sợ, nó sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy nỗi sợ đó làm tê liệt tất cả các dây thần kinh của bạn, chiếm hết mọi suy nghĩ của bạn và ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất, thì bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Có khả năng bản chất nỗi sợ hãi của bạn là kết quả của việc quá tải ở trường hoặc nơi làm việc, hoặc là kết quả của việc căng thẳng quá mức. Những điều bạn cần làm là cắt giảm lượng cồn và caffeine hấp thu vào cơ thể, tập thể dục thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Đây là những thay đổi nhỏ không chỉ giúp ích cho não bộ rất nhiều mà còn giúp bạn sẵn sàng về mặt thể chất để đương đầu với nỗi sợ hãi khác.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Căng thẳng và lo lắng trong một thời gian dài có thể dẫn đến sợ hãi giao tiếp, tự cô lập bản thân khỏi xã hội, trầm cảm và một loạt các vấn đề khác về sức khỏe thể chất và tâm thần. Nếu nỗi sợ quá lớn khiến bạn bị suy nhược, thì đã đến lúc bạn cần được tư vấn. Bác sĩ tâm lý là những người lắng nghe tuyệt vời nhất. Họ có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng và lo lắng bằng cách tìm ra nguồn gốc hoặc nguyên nhân các vấn đề của bạn. Một cuộc nói chuyện cởi mở, một vài liệu pháp đơn giản có thể giúp bạn cải thiện tinh thần rõ ràng hơn, tập trung và trở nên kiên định hơn.

NGUỒN:  Theo Báo VOV News

Link bài: Những cách…

https://vov.vn/doi-song/tinh-yeu-gia-dinh/nhung-cach-song-chung-voi-noi-so-870920.vov

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *