Những lý do chiến tranh “lãng xẹt” nhất trong lịch sử

Kiều Anh theo  Star Insider/ Báo VOV News

Mặc dù chỉ là cái cớ nhưng không ít lần trong lịch sử, một chú chó, một chú lợn hay thậm chí một cái thùng gỗ cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

Chiến tranh vì chiếc tai của Jenkins (1739 – 17148): Cuộc chiến nổ ra giữa Anh và Tây Ban Nha này kéo dài suốt 9 năm và thực sự bắt đầu vì một chiếc tai bị cắt. Năm 1731, chiếc tai của Chỉ huy người Anh Robert Jenkins đã bị những người lính Tây Ban Nha cắt khi ông từ chối đáp tàu vào Tây Ấn.
Năm 1739, Anh thực sự muốn giành được những vị trí thương mại mạnh hơn ở Caribe và điều duy nhất còn thiếu là một cái cớ để dẫn đến chiến tranh. Sau khi suy nghĩ, họ đã nhớ ra sự kiện năm 1731 khi chỉ huy Robert Jenkins bị Tây Ban Nha tấn công và chiến tranh bùng nổ.
Cuộc chiến vì một chú chó hoang (1925): Năm 1925, Hy Lạp và Bulgaria không ưa gì nhau bởi họ đứng về những phía đối lập trong Thế chiến I.
Chiến tranh giữa 2 nước bùng nổ khi một chú chó của một binh lính Hy Lạp chạy sang biên giới và người lính này đuổi theo chú chó vào lãnh thổ của Bulgaria rồi bị bắn chết.
Người Hy Lạp quyết định tấn công và chiếm giữ thị trấn Petrich, kéo theo đó là cuộc xung đột giữa 2 nước. Vào lúc cao điểm đã có tới 30.000 binh lính trên chiến trường.
Chiến tranh Bóng đá (1969): Dĩ nhiên, cuộc chiến chóng vánh giữa Honduras và El Salvador nổ ra không thực sự vì một trận bóng đá. Mối quan hệ giữa 2 nước này đã căng thẳng và sự kiện trên chỉ là chất xúc tác.
Năm 1969, đội bóng của 2 nước đá với nhau để giành vị trí tham gia World Cup năm 1970. Cả 2 nước đều ghi bàn, vì thế, một hiệp phụ đã diễn ra để phân định thắng thua và El Salvador thắng.
Bên cạnh những căng thẳng chính trị, sự việc trên đã dẫn đến tình trạng hôi của trên diện rộng ở các công ty và cửa hàng của người El Salvador ở Honduras. Hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và vào ngày 14/7/1969, xung đột 2 bên nổ ra.
Cuối cùng, cuộc chiến này đã khiến hơn 2.000 thiệt mạng trong khi ở World Cup, El Salvador thua và không ghi được bất kỳ bàn nào.
Chiến tranh Đà điểu (1932): Năm 1932, các nhà lãnh đạo Australia tuyên bố có quá nhiều đà điểu chạy lung tung và chúng đang phá hoại mùa màng của người dân. Giải pháp được đưa ra là huy động quân đội nhưng mọi việc không đơn giản như vậy. Những chú chim không thể bay này chạy siêu nhanh và không chết sau viên đạn đầu tiên, vì thế, chúng bỏ xa các binh lính Australia được trang bị súng máy đầy đủ.
Cuộc chiến Con lợn (1859): Ngày nay, Anh và Mỹ có mối quan hệ ngoại giao thân thiết nhưng trong lịch sử, không phải lúc nào mối quan hệ cũng diễn ra như vậy. Năm 1859, quan hệ 2 nước vẫn rất căng thẳng.
Ngày 15/6, một chú lợn đã khiến 2 nước đúng trên bờ vực chiến tranh khi chạy từ Canada lúc bấy giờ do Anh sở hữu sang Mỹ và bị bắn chết. Những tranh cãi giữa 2 bên vì một con lợn đã dẫn đến việc Anh và Mỹ đưa quân tới dọc biên giới. Căng thẳng kéo dài 4 tháng nhưng cuối cùng không bên nào nổ súng. Điều đó tức là dù dẫn đến căng thẳng nhưng thương vong trong cuộc xung đột này chỉ dừng lại ở một con lợn.
Chiến tranh vì một thùng gỗ sồi (1325): Cuộc chiến giữa 2 thành phố tự trị của Italy vì một thùng gỗ sồi này đã khiến 2.000 người thiệt mạng.
Xung đột bắt đầu nổ ra khi một vài người lính từ thành phố Modena lấy trộm 1 cái thùng từ giếng nước của Bologna. Chiếc thùng này vẫn có thể được tìm thấy ở thị trấn Modena ngày nay./.

Nguồn: Theo Báo VOV News

Link bài: Những lý do…

https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-ly-do-chien-tranh-lang-xet-nhat-trong-lich-su-857523.vov

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *