Trần Quí Thanh
Các loại trái cây ngoại được nhập khẩu về ồ ạt, bày bán tràn ngập tại thị trường (Theo Viet Nam Net)
Nói thiệt luôn nhe, tui viết nhiều bài liên quan đến sản phẩm nông nghiệp Việt Nam rồi, nhưng không có ai trao qua đổi lại với tui cả, toàn hỏi han chuyện sản xuất công nghiệp với lại startup không à!
Nhưng có một thực tế không thể chối cãi, nước mình là nước nông nghiệp, nếu không tăng trưởng ngành nông nghiệp theo các tiêu chuẩn công nghệ hiện đại như Israel hay New Zealand thì một qủa xoài cũng không cạnh tranh được.
Vietnamnet đưa tin, 7 tháng đầu năm nay, người Việt chi 15.000 tỉ đồng, tương đương 659 triệu USD để nhập khẩu hoa quả. Nhập khẩu có thể là chuyện bình thường của mọi quốc gia, nhưng đau đầu là ở chỗ, nhập những trái cây đặc sản miền nhiệt đới thuộc thế mạnh của Việt Nam như xoài, măng cụt, nhãn, sầu riêng, nho, dừa…
Nho đỏ Úc hiện có giá 50.000 đồng/kg, giá rẻ hơn cả nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc (Theo Viet Nam Net)
Đơn giản vì giá nông sản nhập hẩu từ các nước vào Việt Nam rẻ hơn và chất lượng cao hơn sản phẩm trong nước.
Từ thực tế này, cho thấy chúng ta đang tụt hậu về đầu vào, trung gian và đầu ra. Đó là công nghệ giống, nuôi trồng và công nghệ sau thu hoạch.
Chúng ta có nhiều trường, viện, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, nhưng chưa cho ra loại giống có năng suất và chất lượng cao.
Chúng ta có quá nhiều nhà khoa học nhưng không đưa ra công nghệ sản xuất đạt năng suất và chất lượng cao. Trong lúc nhiều nước đã không càn đến diện tích đất trồng, mà vài trăm mét nhà kính đủ để “in” cả triệu USD.
Tui có đọc báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến ngày 31.5.2017, Việt Nam bảo hộ cho 55 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 49 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
Nhiều loại hoa quả nội vốn là thế mạnh có nguy cơ bị hoa quả ngoại cùng loại chiếm mất thị trường (Theo Vietnamnet)
Có Chỉ dẫn địa lý về các loại sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, nhưng khi ra cạnh tranh lại thua về giá cả và chất lượng, thế thì công bố Chỉ dẫn địa lý chẳng có ý nghĩa gì.
Cuối cùng, muốn tồn tại trong “thế giới phẳng” và công nghiệp 4.0, là phải cải tiến toàn diện công nghệ về sản xuất nông nghiệp, đó là con đường duy nhất, không có con đường nàò khác.
Sài Gòn 20/8/2016
TQT
Link bài : Nông dân ế ẩm, nhà giàu chi 15.000 tỷ ăn hàng ngoại