Trần Uyên Phương/ Báo DĐDN
Cá nhân tôi cho rằng cụm từ “bình thường mới” sẽ là một khái niệm thể hiện rằng: sau mỗi cuộc khủng hoảng, chúng ta cần phải thích nghi, thay vì chờ đợi một ngày nào đó mọi thứ sẽ trở lại như cũ.
Tôi nghĩ, thời gian sống chung với dịch bệnh COVID-19 đã đủ dài, để mọi người hiểu rằng, đây chính là thực tại, là “bình thường mới”.
Thị trường tiềm năng
Theo Tổ chức giám định kinh doanh quốc tế (BMI), Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống tiềm năng. Trong đó thực phẩm – đồ uống hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng với mức 35%, chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Hầu hết các báo cáo cùng nhận định, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để tiêu thụ đồ uống giá trị cao, ngày càng ưa chuộng sản phẩm có thương hiệu, tốt cho sức khỏe và đề cao tính tiện lợi.
Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) chỉ rõ ba xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng thực phẩm – đồ uống mới tại Việt Nam. Trước hết là nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, hữu cơ. Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe. Hơn 86% người tiêu dùng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Yếu tố tiện lợi ngày càng được nâng cao giữa lúc người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng sản phẩm đóng gói nhỏ hơn, phù hợp với khẩu phần một người, dễ dàng mang theo sử dụng trên đường đi. Yếu tố cuối cùng đang làm thay đổi thị trường đồ uống chính là công nghệ. Giới trẻ Việt Nam năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả đề thưởng thức các loại thực phẩm – đồ uống ngon, lạ. Các chuyên gia nhận định với lợi thế về nông sản dồi dào, dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trở thành một trong những thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn trong khu vực.
Đối với các doanh nghiệp, đây là cơ hội để phát triển thương hiệu thực phẩm – đồ uống, tích cực cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và chinh phục người dùng trong, ngoài nước. Dẫn đầu thị phần trà đóng chai trong nước, Tân Hiệp Phát đang có tiềm lực lớn mạnh để tiếp tục khai thác mảnh đất tiêu dùng màu mỡ tại Việt Nam và các quốc gia khác.
Lấy phục hồi và con người là trung tâm
Trạng thái “bình thường mới” và “sống chung với COVID” là yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao khả năng thích ứng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của đất nước trong bối cảnh mới, nhất là bối cảnh đại dịch COVID-19. Trạng thái này đòi hỏi mọi cá nhân, cộng đồng, tổ chức và giai tầng xã hội, nhất là đội ngũ doanh nhân phải có tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới để đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp của mình đã đặt ra.
Đại dịch COVID-19 đã và đang thay đổi cách sống, làm việc và kết nối của con người trong xã hội. Chính sách ứng phó trong “trạng thái bình thường mới” do dịch COVID-19, lấy phục hồi và phát triển kinh tế là trung tâm nhưng để phát triển bền vững thì con người và môi trường mới là cái đích và nền tảng.
Chúng tôi hiểu rất rõ, ngành nước uống nói riêng và ngành hàng tiêu dùng nhanh nói chung bị ảnh hưởng rất nặng vì các cửa hàng ăn uống, kể cả các tiệm tạp hóa đóng cửa, người dân giảm tiêu dùng, nếu có mở cửa cũng hạn chế tiếp xúc với nhân viên bán hàng. Chúng tôi cần chia sẻ và hỗ trợ để cả chuỗi cung ứng cùng nỗ lực thì mới mau chóng ổn định và cùng nhau đi qua được khó khăn.
Đặc biệt, COVID-19 là khó khăn ảnh hưởng đến toàn thế giới, chứ không phải chỉ mỗi Việt Nam hay Tân Hiệp Phát. Tác động của dịch bệnh COVID-19 vô cùng lớn cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Không ai có thể biết trước dịch bệnh sẽ kéo dài tới đợt thứ mấy và và còn thì tiếp theo sẽ là khủng hoảng gì.
Đối với cá nhân tôi, cụm từ “bình thường mới” sẽ là một khái niệm thể hiện rằng: sau mỗi cuộc khủng hoảng, chúng ta cần phải thích nghi, thay vì chờ đợi một ngày nào đó mọi thứ sẽ trở lại như cũ. Tôi nghĩ, thời gian sống chung với dịch bệnh đã đủ dài, để mọi người hiểu rằng, đây chính là thực tại, là bình thường mới.
Tôi cho rằng, với mỗi doanh nghiệp hiện nay, nói đến hy sinh thì tất cả mọi người đều phải hy sinh chứ không phải cứ là lãnh đạo hay nhân viên. Còn tất nhiên, trong những lúc khó khăn thách thức như COVID-19, vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng.
Có những lãnh đạo Tân Hiệp Phát đã đến công ty ngủ hơn 1 tuần. Vì họ lo lắng, nếu họ có trở thành F0, hay F1, F2 thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc chung, cho nên họ tự động cách ly trước.
Khi ở vị trí quản lý, thì phải là người làm gương trước tiên. Biết là công việc không thể thiếu thì lại càng phải ý thức. Tôi cho rằng đó cũng là tinh thần đáng được tuyên dương của tập thể cán bộ nhân viên của Tân Hiệp Phát. Lãnh đạo tập thể nhưng lãnh đạo bản thân và tuân thủ cũng là điểm đáng được ghi nhận cho nhân viên, và quản lý ở mỗi phạm vi khác nhau. Đó đã thể hiện được trách nhiệm của người lãnh đạo. Khi mọi người yên tâm thì chính người lãnh đạo cũng nhận được năng lượng tích cực tỏa ra từ họ.
Trong những ngày cả nước giãn cách vì COVID-19, Tân Hiệp Phát phát động cuộc thi tài năng “3 tại chỗ” như một cách để hạ nhiệt cuộc sống. Bởi chúng ta cần phải thích nghi, thay vì chờ đợi một ngày nào đó mọi thứ sẽ trở lại như cũ.
Đặc biệt hiện nay, mặc dù giá nguyên vật liệu tăng đều, chi phí vận chuyển tăng nhưng Tân Hiệp Phát chấp nhận không tăng giá sản phẩm để chia sẻ khó khăn với khách hàng là cửa hàng nhỏ lẻ , đại lý, nhà phân phối và kể cả người tiêu dùng, chấp nhận cắt giảm các khoản khác để duy trì được mức độ ổn định sản xuất.
(VUCA: Volatility – Biến động/Uncertainty – Bất định/Complexity – Phức tạp/Ambiguity – Mơ hồ)
NGUỒN: Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Link bài: Thích ứng….
https://diendandoanhnghiep.vn/thich-ung-voi-the-gioi-vuca-212159.html