Tốn 1 ly cafe, 3 ly nước lọc và … 5 cái khăn giấy

Trần Xuân Trang (Một người vốn không mấy thiện cảm với Dr Thanh và Tân Hiệp Phát.)

Cầm trên tay quyển Chuyện nhà Dr. Thanh từ anh bạn đạo diễn truyền hình đề nghị đọc. Mình nói thẳng: Xin lỗi anh, em ko đọc mấy cuốn PR rẻ tiền này. Hay ho gì việc đem chuyện nhà ra để cứu vớt một thương hiệu đã quá xấu bị xã hội tẩy chai! Anh bạn nói là em cứ đọc vì đây là "chuyện nhà", ko phải chuyện kinh doanh, cái nào ra cái đó.

 Ừ, thì đọc…

Hôm nay chủ nhật, nằm chèo queo buồn quá, sẵn cuốn sách lấy ra đọc để giết thời gian…

Tác giả là Trần Uyên Phương, con gái lớn của Dr. Thanh – trong đầu mình nghĩ: dĩ nhiên rồi, con viết về cha mẹ thì sẽ ngưỡng mộ, ngợi ca và sùng bái. Đó là logic thông thường.

Ngồi đọc từ 10g sáng đến 1g trưa, một lèo 3 tiếng 224 trang sách. Tốn 1 ly cafe, 3 ly nước lọc và … 5 cái khăn giấy.

Bỏ qua con ruồi, bỏ qua 5 nghìn tỷ, bỏ qua việc hành xử khủng hoảng truyền thông vụ bỏ tù anh Minh gì đó… vì tất cả đều là kịch bản kinh doanh, đều là đấu tranh sống còn; quyển sách này nói về cái khác: gia đình – cái mà nhà nào cũng có.

10 chương sách cũng như bao tự truyện khác: tuổi thơ, những cuộc tình, bạn bè, lập nghiệp, khủng hoảng, con cái, gia đình… Là hình ảnh Dr. Thanh từ nhỏ đến giờ – tuổi thơ dữ dội, thanh niên ngang tàng, lập nghiệp trầy trật, thành công vang dội và trả giá cũng rất đắt. Thành công từ nghịch cảnh, bị dồn đến chân tường để tự bật lên, ko phải người có ý chí nào cũng sử dụng hết được % não bộ của mình để thành công. Không nhấn mạnh yếu tố may mắn là chủ quan của quyển sách này vì Dr. Thanh may mắn được sinh ra trong gia đình giàu có, có nền tảng kinh doanh từ ba má. 

Điều bật lên ở quyển sách này chính là: giá trị gia đình. Dĩ nhiên, ai cũng sẽ nói về gia đình mình với những lời lẽ tốt đẹp, ngưỡng mộ, yêu thương. Bi kịch thì gia đình nào cũng có, còn sự êm đềm mà người ta quen gọi là hạnh phúc thật ra sẽ rất nhàm chán, đơn điệu và lâu dần người ta ngột ngạt vì cái mà mình cho là hạnh phúc. Chỉ khi qua nhiều sóng gió, ta mới hiểu giá trị của gia đình. Và muốn hiểu hết những người thân yêu thì: "phải hoàn tất hết những suy nghĩ, quan điểm định kiến của bản thân từng cá nhân mới có thể thực sự kết nối, hay nói cách khác là rũ bỏ hẳn lăng kính tự xây dựng của chính mình để cho con người khác của phía bên kia có thể xuất hiện. Khi đó mới có mối quan hệ tốt đẹp hơn và cùng nhau tạo ra những kết quả mới". Cái này Uyên Phương cảm nhận rất đúng và cũng rất khó để mỗi thành viên gia đình làm được để thấu cảm nhau hơn, vì yêu thương vẫn là chưa đủ.


Tác giả Trần Uyên Phương

Chẳng có thành công nào ko có cái giá của nó – và cái giá của THP là sự kiện con ruồi, là sự mất mát tiền bạc, là sự quay lưng của xã hội với thương-hiệu-THP… nhưng với gia đình Dr.Thanh đó ko phải là những việc quan trọng- cái quan trọng là sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương của gia đình vì họ hiểu rằng tiền bạc là phù du, chỉ có gia đình là trường tồn vĩnh viễn.

Mình thích câu này trong sách: "Mỗi ngày sống mà chúng ta ko có động lực chắc chắn sẽ trở nên vô vị, mỗi cuộc đời vô vị sẽ làm xã hội chật chội hơn và chiếm chỗ của khát vọng và những ước mơ".

5 cái khăn giấy là cho tình yêu, cuộc đời của những người phụ nữ trong cuốn sách. Dẫu sao, đàn bà ko hơn nhau ở tấm chồng, mà hơn nhau ở bản lĩnh vượt qua nghịch cảnh.

SG, đầu tháng 7.2017

(Viết trong tâm trạng muốn ở một mình để lắng đọng mọi thứ khi cuộc đời qua trang mới hic hic)

Theo fb Trần  Xuân Trang

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *