Ủng hộ Cục xuất bản cho thu hồi cuốn sách xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông

Trần Quí Thanh

Cục xuất bản sẽ thu hồi và tiêu huỷ toàn bộ cuốn sách đưa thông tin sai lệch về lịch sử biển Đông (Theo Báo Một thế giới)

—–

Cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản có chi tiết “cương thổ của các nước Trung Quốc đóng đến bờ biển Thái Bình Dương, phía Nam đến quần đảo Tam Sa”.

Thông tin trên dù chỉ mấy dòng, nhưng theo tui là cực kỳ quan trọng, không biết vô tình hay hữu ý, các nhà biên soạn đã bênh vực cho quan điểm của Trung Quốc về “đường chín đoạn” hiện nay.

Đọc các công trình nghiên cứu của học giả trong nước, trong đó có trích dẫn rất nhiều tài liệu của nước ngoài, đặc biệt là căn cứ vào những tấm bản đồ của phương Tây xuất bản, kể cả của Trung Quốc xuất bản từ đời nhà Thanh, đều cho thấy giới hạn cực Nam của Trung Quốc chỉ là đảo Hải Nam. Vậy thì, thông tin trong cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản không chính xác.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, tấm bản dồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh xuất bản năm 1904 là tài liệu lịch sử do chính nhà vua Trung Quốc ban hành đã xác định điểm cuối cực Nam của nước này là đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa chưa và không bao thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đây là loại bản đồ do nhà vua, là chính quyền nhà nước trong lịch sử Trung Quốc xuất bản, nên nó thực sự có giá trị về lịch sử, pháp lý.

Ngay cả học giả của Trung Quốc là Lý Lệnh Hoa, Lý Tiểu Tinh cũng phản bác quan điểm lãnh thổ của Bắc Kinh hiện nay. Giáo sư Lý Tiểu Tinh viết : “Mọi người đều biết, Trung Quốc là quốc gia lục địa, từ thời xưa, ý thức về biển đã rất mơ hồ. Khái niệm lãnh hải phải đợi đến khi hoả pháo ra đời mới có, đầu tiên chỉ xác định là 3 hải lý, bởi vì đây là cự ly bắn xa nhất của hoả pháo khi đó. Vì thế làm gì có chuyện tiền nhân Trung Quốc có ý thức đưa vùng biển có diện tích hơn 2 triệu km2 làm vùng biên giới trên biển”.

Lịch sử dựa trên những căn cứ khoa học để nghiên cứu và công bố thông tin, không thể cảm tính, tui nghĩ như vậy.  Cho nên, việc thu hồi cuốn sách vì có thông tin sai lệch là điều cần thiết. Tui rất ủng hộ.

Nhân đây tui cũng nói thêm, một số bản đồ, hình ảnh từ Trung Quóc tuồn sang theo nhiều cách, từ sách báo, phim ảnh, với mục đích tuyên truyền về “đường chín đoạn”, cần phải được kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp ngăn chặn. Đồng thời, sớm đưa những vấn đề lịch sử liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa.

Sài Gòn 27/12/2017

TQT

Bài đọc thêm,Link bài: TS Trần Công Trục: Thu hồi sách xuyên tạc về chủ quyền Biển Đông là cần thiết, dù đã quá muộn

 

 

 

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *