Về thăm vùng trồng sương sáo dùng để sản xuất trà thảo mộc

Kim Ngân/ Báo Lao động

Những ruộng sương sáo chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Tân Hiệp Phát.

Đến xã Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) vào những ngày tháng 5 có sẽ có dịp ngắm những cánh đồng sương sáo (tiên thảo) xanh ngát trải dài hút tầm mắt.

Sương sáo là loại lá cây mọc trên cạn, cao ngang đầu gối người lớn, lá màu xanh, 2 mặt có lông, mép lá hình răng cưa. Theo cách chế biến dân gian, thân và lá khô được dùng để nấu thạch sương sáo làm thức uống giải khát rất tốt.

Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của thị trường nước giải khát, sương sáo đã được doanh nghiệp tiêu thụ để sản xuất trà thảo mộc, góp phần mang đến cuộc sống ổn định cho bà con nhân dân.

 
Anh Nguyễn Văn Phú (phải) bên ruộng sương sáo của mình. Ảnh: Tân Hiệp Phát.

Nếu như trước đây, nỗi lo nghề trồng sương sáo sẽ mai một đã hiện thị rất rõ bởi giá bán thấp, đầu ra không ổn định, thì trong nhưng năm gần đây, nhiều nông dân xã Hiệp Hưng đã bắt đầu quay lại với cây sương sáo.

Có nhiều người trồng chuyên canh, bán nguyên liệu cho các công ty sản xuất trà thảo mộc, nhờ vậy mà nhiều nông dân có cuộc sống ổn định nhờ cây sương sáo. 

Hiện nay, người trồng lẫn người làm thuê tại các cơ sở thu mua sương sáo rất phấn khởi vì giá mua ổn định, sản lượng cũng không sụt giảm bao nhiêu sau kỳ hạn mặn vừa qua. Nhiều lao động có thêm việc làm.

Khi đến với vùng trồng sương sáo trong những ngày này sẽ dễ dàng cảm nhận được hương thơm rất đặc trưng của thảo mộc này.

Dù đang rất tất bật tranh thủ trời nắng gắt để phơi dây sương sáo khô, nhưng anh Nguyễn Văn Phú cho biết gia đình anh đang có 7.000m2 trồng sương sáo phát triển xanh tốt, anh canh tác sương sáo từ nhiều năm và loại cây này có đầu ra ổn định hơn mía.

Theo anh Phú, 1 năm nơi đây, chỉ trồng sương sáo 2 vụ. Theo đó, năng suất mỗi vụ đạt khoảng 600 kg/1.000m2. Với giá bán được bao tiêu là 20.000 đồng/kg sương sáo được phơi khô, lợi nhuận cho cả 2 vụ là trên 10 triệu đồng/1.000m2, phần lợi nhuận này phần lớn tập trung ở vụ sau.

Sương sáo sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô sau đó phân loại rồi ép thành kiện, bảo quản kỹ lưỡng, được cơ sở thu mua rồi bán lại cho doanh nghiệp sản xuất nước giải khát Tân Hiệp Phát và xuất khẩu sang một số nước như Campuchia.

Sương sáo được phơi khô và ép thành kiện. Ảnh: Tân Hiệp Phát.

Hầu hết sương sáo của anh Phú, cũng như bà con nông dân ở xã Hiệp Hưng đều được cơ sở của anh T.T.T đứng ra bao tiêu. Từ năm 2019, anh T quyết định đứng ra thực hiện liên kết bao tiêu sương sáo cho bà con với giá cố định là 20.000 đồng/kg. Từ số hộ liên kết vài chục hộ ban đầu, đến nay đã có khoảng trên 200 hộ với khoảng 40 – 50ha thực hiện liên kết bao tiêu.

Để bà con nông dân thuận lợi trong việc trồng cây sương sáo, ngoài việc bao tiêu, anh T còn hướng dẫn kỹ thuật sao cho hạn chế tối đa chi phí, tăng năng suất và đặc biệt là đảm bảo mùi hương, mùi thơm đặc biệt của nói.

Theo đó, người dân nơi đây không bao giờ sử dụng thuốc hoá học, chỉ bón phân ở giai đoạn đầu để thúc đẩy cây phát triển mạnh nên sản phẩm khi thu hoạch rất sạch, không lẫn tạp chất.

Sương sáo sau khi được thu mua về, anh T cung cấp cho Tân Hiệp Phát để sản xuất Trà Thanh nhiệt Dr Thanh. Lý do anh T được phía Công ty chọn là nơi cung cấp sương sáo là vì chất lượng ổn định. Mỗi năm anh T cung cấp vài trăm tấn sương sáo cho doanh nghiệp này.

“Nói về công dụng của sương sao như thế nào thì bà con nhân dân ai cũng biết vì đây là một trong những thức uống thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nên tôi tin rằng nghề trồng sương sáo của bà con nông dân sẽ còn tiếp tục phát triển”, anh T chia sẻ thêm.

NGUỒN:  Theo Báo Lao động

Link bài: Về thăm…

(https://laodong.vn/kinh-te/ve-tham-vung-trong-suong-sao-dung-de-san-xuat-tra-thao-moc-806882.ldo)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *