5 bài học của Madam Nụ

Khang Anh/ Báo ĐSVN
Phó TGĐ Trần Uyên Phương đã chia sẻ 5 bài học của bà Phạm Thị Nụ – Đệ nhất phu nhân của công ty tỷ đô Tân Hiệp Phát.

Phó TGĐ Tân Hiệp Phát, Trần Uyên Phương bên mẹ – bà Phạm Thị Nụ.

Mới đây, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát, Trần Uyên Phương đã có những tiết lộ thú vị về ‘người đàn bà thép’, bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. 

Theo Trần Uyên Phương, những đỉnh cao mà Tân Hiệp Phát đã chạm đến đều nhờ vào sự chăm chỉ, bền bỉ và tận tụy không chỉ của ba – mà còn là của mẹ. 

“Có một sự thật không cần che giấu: chính sự “cứng rắn” và dữ dội của ba đã đưa công ty trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thịnh vượng. Dẫu vậy, trong mọi quyết định chiến lược nhằm mở rộng, phát triển các sản phẩm mới hoặc thâm nhập những thị trường mới, luôn có sự hiện diện của mẹ tôi trên bàn làm việc để đảm bảo sức khoẻ, động lực và thành công của hạt nhân nòng cốt trong nội bộ: chính là các nhân viên của công ty”, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát tiết lộ.

Chị cũng cho biết thêm: “Ba mẹ tôi là hai mặt âm – dương để khuyến khích và hoàn thiện lẫn nhau – không chỉ trongcuộc sống cá nhân của gia đình chúng tôi mà còn trong môi trường chuyên nghiệp đã tạo ra và phát triển THP. Có thể khẳng định ngay:THP sẽ không được như ngày hôm nay nếu không nhờ trí thông minh, năng lượng và kỹ năng đối nhân xử thế không ai sánh được của mẹ tôi – là những phẩm chất đã tạo ra các mối quan hệ và mạng lưới cho phép công ty phát triển. 

Dưới đây là năm bài học mà Phó TGĐ Trần Uyên Phương đã học được từ mẹ của mình:

Xây dựng các mối quan hệ và lòng trung thành với sự quan tâm chân thật 

Bất cứ ai biết đến mẹ tôi và đã tiếp xúc với mẹ trong hoặc ngoài THP hầu như đều đưa ra kết luận đồng nhất: mẹ thật lòngquan tâm đến các mối quan hệ trong và ngoài công ty. Khả năng thúc đẩy những mối quan hệ này của mẹ luôn là nền tảng của văn hoá công ty chúng tôi. 

Là một công ty, chúng tôi cố gắng đảm bảo mọi người mang trong mình cảm giác gắn bó – và mẹ tôi là chuyên gia ở lĩnh vực này. Trên thực tế, nhiều vấn đề liên quan đến nhân viên và tập thểthường được mẹ tôi quản lý. Chẳng hạn như: trước đây, khi ai đó bị bệnh, họ không có bảo hiểm hoặc lương hưu hỗ trợ cho mình. Mẹ tôi sẽ tự mình giúp đỡ bằng cách gọi bác sỹ nếu họ bị bệnh và tặng họ một khoản tiền cộng gộp khi họ nghỉ hưu. 

Vào Ngày Thiếu Nhi 1/6 hàng năm, mẹ gửi tặng con của mỗi nhân viên một tấm thiệp và thư riêng dành cho bé. Mẹ mua bánh Trung Thu cho mọi người để ăn mừng Tết Trung Thu. Có lần mẹ đã tự mình nấu ba ngàn nồi thịt lợn hầm.

Mẹ thể hiện sự quan tâm của mình thông qua cả lời nói, hành động và ai cũng thực sự cảm nhận được tấm lòng chân thành của mẹ. Do đó, lòng trung thành của các nhân viên, đối tác và tập thể của chúng tôi được đẩy mạnh vì họ cảm nhận một mối liên hệ chân thành với công ty và những người lãnh đạo nó.

Chăm sóc bản thân để thể hiện sự tôn trọng người khác

Trước khi chúng ta có thể bày tỏ yêu thương và sự tôn trọng đối với người khác, chúng ta phải thể hiện tình yêu và sự tôn trọng đối với chính bản thân mình. Mặc dù mẹ tôi luôn tìm thấy niềm vui và sự hài lòng khi phục vụ những người xungquanh, thì mẹ vẫn đặt ưu tiên ngang bằng lên giá trị cá nhân của chính mẹ. 

Trong một thế giới mà phụ nữ bị đè nặng áp lực phải chấp nhận lời cầu hôn để có cảm giác được che chở, mẹ tôi đãgạt bỏ quan niệm này và tiếp tục con đường học vấn của mình vì tương lai và sự phát triển của bản thân.

 Mẹ đã mang theo sự tự tin thầm lặng ấy cùng với chí hướng trong suốt cuộc đời, dạy cho con cái và các nhân viên của mình áp dụng những nguyên tắc tương tự. Khi bạn quan tâm đến bản thân và học cách thấuhiểu giá trị của chính mình, bạn mới có thể chăm lo tốt hơn cho những người xung quanh.

Đủ tự tin vào sự đóng góp của bạn để đặt người khác lên trước bản thân mình 

Đi cùng với nguyên tắc kể trên, khi bạn biết tự chăm sóc bản thân mình, bạn sẽ tự tin nhiều hơn – nhờ đó bạn có thểthúc đẩy thành công của người khác. Như những gì lưu giữ được trong ký ức của mình, tôi đã chứng kiến hạnh phúc của mẹ khi để người khác toả sáng, đặc biệt là ba tôi. Mẹ luôn tôn trọng vai trò lãnh đạo và cách sống của ba. 

Mẹ biết ba là một người đàn ông thích “đánh cuộc đến cùng” và đã hỗ trợ ba hết mức có thể – bằng việc sử dụng quyền lực mềm của mẹ để làm mềm đi các khía cạnh cứng rắn của ba. Mẹ tôi hiểu rõnhững điểm mạnh của mình và cách chúng đóng góp cho sự thành công của công ty. 

Quyền lực mềm và kỹ năng đối nhân xử thế đáng kinh ngạc của mẹ đã thúc đẩy năng lực của ba tôi để mơ ước, lãnh đạo và thay đổi. Mẹ chính là một hình mẫu của nguyên tắc “ai cũngđều có thứ gì đó để đóng góp” – và cá cđóng góp đó không làm giảm bớt những nỗ lực của riêng bạn.

Madame Nụ bên chồng Trần Quý Thanh – TGĐ Tân Hiệp Phát

Thận trọng trong việc phát triển một gia đình và doanh nghiệp gia đình 

Cách ba mẹ tôi tiếp cận với việc xây dựng doanh nghiệp rất giống với cách họ xây dựng động lực trong gia đình chúng tôi: bằng chính sự kỷ luật và cẩn trọng. Ba mẹ đã thấm nhuần các quy tắc và kỳ vọng cho hành vi từ khi chúng tôi còn bé – là những điều tôi sẽ mãi khắc ghi. Các giá trị tương tự đã trở thành nền tảng cho THP. 

Cả ba và mẹ đều luôn rất chú trọng vào giá trị. Họ không bao giờ có hứng thú với việc mua những chiếc xe hơi hoặc quần áo xa xỉ. Họ đã cho chúng tôi thấy con đường dẫn đến thành công là đầu tư mọi nguồn lực vào kinh doanh gia đình, cả về tinh thần và tài chính.

Bạn sẽ không phải chịu nhiều gánh nặng hơn mức bạn có thể xử lý

Tìm hiểu về cách nuôi dưỡng của ba mẹ tôi là thấu hiểu trải nghiệm đầu đời của họ đối với nghịch cảnh. Với một số người, những trải nghiệm này có thể mang lại một đời tiêu cực và oán giận. Tuy vậy, trong trường hợp của mẹ tôi, bà luôn đương đầu với nghịch cảnh bằng sự điềm tĩnh và lòng biết ơn. 

Vào năm 2014, mẹ gặp phải nghịch cảnh lớn nhất về sức khỏe khi bị đột quỵ và trong quá trình điều trị, một khối u ác tính cũng được phát hiện trong ngực của mẹ. Sự suy giảm sức khoẻ của mẹ đã tạo ra một sự căng thẳng lớn về mặt cảm xúc cho nhiều người trong chúng tôi.

Tuy nhiên, xuyên suốt những thử thách khó khăn này, chính mẹ đã tiếp tục khuyến khích và tiếp thêm sức mạnh cho những người còn lại. Đức tin Công Giáo mạnh mẽ trong mẹ chắc chắn đã ảnh hưởng đến quan điểm củamẹ rằng “bất cứ thử thách gì Chúa đặt ra, mẹ đều có thể chịu đựng.” 

Mẹ đã đạt được một sự phục hồi đáng kinh ngạc kể từ đó. Chính quyết tâm của mẹ đã giúp mỗi người còn lại trong chúng tôi khám phá ra sức mạnh của chính bản thân mình.

Theo Trần Uyên Phương, mẹ là một ví dụ tuyệt vời về sức mạnh, nhân phẩm, sự thanh lịch và khả năng phục hồi. Làm việc cùng với mẹ trong công ty mà mẹ góp phần sáng lập đã mang đến những bài học không gì sánh được về cách trở thành một đại diện mạnh mẽ và cống hiến trong thế giới doanh nghiệp. 

“Mẹ đã luôn bày tỏ tình yêu và sự hy sinh lớn lao, ngay cả khi điều đó không phải lúc nào cũng nhìn thấy rõ được từ bên ngoài. Mẹ đã và sẽ luôn là nguồn cảm hứng to lớn nhất của tôi về quyền năng của phái nữ trong công việc và cuộc sống”, cô nói.

NGUỒN:  Theo Báo Đời sống Việt Nam

Link bài: 5 bài học…

(https://doisongvietnam.vn/5-bai-hoc-cua-de-nhat-phu-nhan-cua-cong-ty-ty-do-tan-hiep-phat-93101-7.html)

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *