Thị trường nước giải khát: Không gas vẫn ngầu bọt

Phan Lê – Hồng Nga (Doanh nhân Sài Gòn)

Báo Doanh nhân Sài Gòn viết bài đánh giá chung về thị trường nước giải khát, có phần ưu ái Tân Hiệp Phát làm tui cũng hơi ngạị. Nhất là cái hình, cho Trà xanh không độ ở vị trí vương miện hoa hậu. Ai không biết tưởng bài của PR Tân Hiệp Phát. THP viết bài không bao giờ dám có câu: "Mạnh vốn, nhiều tiền nên Tân Hiệp Phát đi đầu trong việc mở rộng sản xuất".  Rất cảm ơn báo Doanh Nhân Sài Gòn đã nhắc tới THP với nhiều ưu ái, nhưng cũng có đôi điều nói lại, sợ mọi người cho THP mèo khen mèo dài đuôi.
 

Trần Quí Thanh

 


Nguồn: Internet

 
Sức cạnh tranh của thị trường nước giải khát không gas đã lên đến đỉnh điểm.
Tân Hiệp Phát mở thêm nhà máy, nâng công suất lên 2 tỷ lít, Vinasoy cũng đầu tư dàn máy để sớm đạt 1 tỷ hộp sữa mỗi năm…, những con số khổng lồ này vừa cho thấy sức hấp dẫn của nước giải khát không gas, vừa cho thấy sức ép cạnh tranh của thị trường này đã lên đến đỉnh điểm.
 
Vedan bắt trà, buông bột ngọt?
 
Dù những cái tên như Vinamilk, Pepsi, Coca-Cola, Tân Hiệp Phát đã quá lớn nhưng cũng không cản nổi Vedan nhảy vào thị trường trà xanh đóng chai.
 
Ở phân khúc trà đóng chai, thời điểm năm 2006 chỉ manh nha một vài nhãn hàng và điều này đã giúp Tân Hiệp Phát thắng lớn với trà xanh Không Độ. Đến nay, chỉ tính sơ bộ đã có hơn chục nhãn hàng trà của các thương hiệu trong và ngoài nước như: Real Leaf (Coca-Cola), Vfresh (Vinamilk), Lipton Pure Green (Pepsi), C2 (URC), Anatu (Bidrico)… xuất hiện.
 
Mới đây, thị trường còn có sự góp mặt của sản phẩm hoàn toàn mới là Thiên Trà Vedan.
 
Ông Lê Đức Trường Sơn, đại diện cho Công ty CP Dịch vụ Quận 3, cũng là nhà phân phối sản phẩm Thiên Trà Vedan, cho biết, so với thời “hoàng kim” (giai đoạn 2006-2007), Tân Hiệp Phát chiếm phần lớn thị trường, thị trường trà uống liền đóng chai hiện đang bị chia nhỏ bởi các tên tuổi lớn như: Vinamilk, Pepsi, Coca-Cola, URC…
 
“Song, vẫn chưa có thương hiệu nào có thể vượt mặt được Tân Hiệp Phát trong lĩnh vực trà xanh đóng chai về doanh thu. Nhưng cũng rất khó để có thể khẳng định trà xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát sẽ giữ được vị trí này, vì thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm trà uống liền đóng chai rất đa dạng, không chỉ là trà xanh đơn thuần mà còn gồm nhiều vị như: trà Atisô, trà xanh hương chanh, hương mật ong, không đường…, tạo rất nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Vấn đề là các nhà sản xuất có muốn đẩy mạnh phát triển sản phẩm hay không”, ông Sơn nhận định.
 
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, khoảng cách giữa ngành hàng trà uống liền đóng chai và nước ngọt có gas đang ngày càng được rút ngắn, từ kém 78,1% (về sản lượng) và 76,2% (về doanh thu) thời điểm năm 2007 giảm xuống còn 16,3% (về sản lượng) và 15,2% (về doanh thu) năm 2011.
 
Trong đó, năm 2009 là thời điểm có tốc độ giảm mạnh nhất, còn 9,5% (về doanh thu) và 4,9% (về sản lượng). Đây cũng là cột mốc để đánh giá tốc độ phát triển vượt bậc của sản phẩm trà đóng chai uống liền. 
 
Đánh giá về mức tăng trưởng của ngành công nghiệp nước giải khát (thức uống không cồn) Việt Nam năm 2011, Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International (EI) cho biết, nước uống trà xanh đóng chai tăng trưởng mạnh nhất với 33%. Trong đó, Tân Hiệp Phát vẫn tiếp tục dẫn đầu thị phần trà xanh đóng chai với 41% của tổng doanh thu bán lẻ.
 
Tuy nhiên, EI lại dự đoán thị trường trà xanh đóng chai Việt Nam năm 2013 sẽ có nhiều thay đổi, mức tăng trưởng hằng năm cũng sẽ đạt khoảng 16%, do nền kinh tế tăng trưởng và mức sống của người dân đang ngày càng được cải thiện. 
 
Nielsen cũng cho biết, mức tăng trưởng sản lượng trà uống liền đóng chai giai đoạn tháng 8/2010-7/2011 giảm từ 16,73% xuống còn 6,06% so với giai đoạn (tháng 8/2011 đến nay). Trong khi đó, mức tăng trưởng về doanh thu cũng giảm từ 24,04% xuống còn 14,34%.
 
Liệu thị trường này có đang bước vào giai đoạn thoái trào? Nhận định về vấn đề này, ông Kamimura Yosuke, Trưởng phòng Marketing Công ty NGK Kirin, cho biết: “Giai đoạn 2004-2010, thị trường nước giải khát Việt Nam có rất ít các dòng sản phẩm tạo cơ hội bùng nổ cho thị trường trà xanh. Thời điểm này, với rất nhiều sản phẩm mới, có vẻ thị trường trà xanh đã đến điểm bão hòa. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chưa đến mức bước vào giai đoạn thoái trào và thậm chí vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai”. 
 
Mặc dù được đánh giá là tiềm năng nhưng sức cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Trước đây, khi còn liên doanh với Acecook, Kirin cũng cho ra đời sản phẩm trà Kira, nhưng chưa đầy 2 năm, sản phẩm này cũng mất bóng trên thị trường.
 
Ông Kamimura Yosuke giải thích, trong khi hai sản phẩm Không Độ và C2 phát triển cực nhanh, thì sản phẩm trà Kira ra đời nhưng không có sự khác biệt rõ rệt. Mặt khác, Công ty còn phát sinh những vấn đề từ nội bộ, nên cuối cùng Kirin đã quyết định đánh dấu chấm hết cho Kira.
 
Dựa trên kinh nghiệm này, Kirin đang định hướng phát triển dây chuyền sản phẩm đáp ứng được hai yếu tố: tối ưu hóa và mang tính mới mẻ cho dòng sản phẩm mới. Do đó, Ice+ sẽ là sản phẩm “chủ chốt” Kirin muốn đẩy mạnh trên thị trường.
 
Được ăn cả, ngã về không
 
Thật sự các nhãn hàng dù đến trước như Tân Hiệp Phát, Vinasoy, hay sau như Vedan cũng đều đang vung tiền mở rộng nhà máy, phát triển sản phẩm, chấp nhận đối đầu trực tiếp trong cuộc chiến một mất một còn.
Mạnh vốn, nhiều tiền nên Tân Hiệp Phát đi đầu trong việc mở rộng sản xuất. Ngày 22/5, Công ty CP Number One Chu Lai (thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Chu Lai tại Khu công nghiệp (KCN) Bắc Chu Lai (Quảng Nam) với vốn đầu tư lên đến 1.820 tỷ đồng.
 
Nhà máy được xây dựng trên khu đất diện tích 23ha, công suất thiết kế 600 triệu lít/năm. Điều đáng quan tâm là nhà máy được đầu tư mới 100% toàn bộ các dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại nhất từ châu Âu. Dự kiến, vào tháng 12/2013, nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động sơ bộ 3 dây chuyền sản xuất. 
 
Không chỉ dừng lại ở nhà máy sản xuất tại KCN Bắc Chu Lai, hiện tại, Tân Hiệp Phát đang triển khai dự án nhà máy thứ hai tại Hà Nam. Theo bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Number One Chu Lai, nhà máy thứ hai này có vốn đầu tư tương đương nhà máy ở Chu Lai và dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 10 năm nay.
 
Cả hai nhà máy sẽ sản xuất 40 sản phẩm hiện có của Tân Hiệp Phát và còn nhắm vào một mảng mới với các loại bia, rượu vang, mì ống, mì sợi, thức ăn chế biến sẵn… Trong khi nhà máy Number One Chu Lai cung ứng cho thị trường khu vực các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên thì nhà máy ở Hà Nam sẽ phục vụ cho thị trường phía Bắc. 
 
Trong cuộc chạy đua mở nhà máy mới, nâng công suất sản xuất, mới đây, ngày 25/8, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã động thổ xây Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy – Bắc Ninh trên diện tích hơn 60.000m2 tại KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh.
 
Nhà máy có công suất thiết kế 1 tỷ hộp sản phẩm/năm, được đầu tư thiết bị đồng bộ, khép kín, hoàn toàn tự động của Tập đoàn Tetra Pak Thụy Điển và kiểm soát chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, HACCP. Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc Công ty Vinasoy, cho biết, nhà máy sữa đậu nành Vinasoy – Bắc Ninh sau khi hoàn thành sẽ trở thành 1 trong 5 nhà máy sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới với công suất 1 tỷ hộp sản phẩm/năm.
 
Vedan Việt Nam sau khi nổi tiếng với những nhãn hiệu trong ngành gia vị đã quay sang đầu tư cho Thiên Trà, đây cũng là một dấu hiệu khiến nhiều đối thủ phải quan tâm. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, việc đầu tư của Vedan là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp nước ngoài, bởi thị trường nước giải khát vẫn tăng trưởng tốt.
 
Theo thống kê của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, trung bình mỗi người Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3 lít nước giải khát đóng chai không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Còn theo kết quả điều tra của Kirin, thị trường nước giải khát Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, đạt mức hai con số mỗi năm.
 
Trên thị trường có 7 dòng sản phẩm chính, gồm: nước ngọt có gas, trà xanh, nước tinh khiết, nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép trái cây và sữa uống liền. Trong đó, ngoại trừ nước ép trái cây và sữa uống liền, 5 dòng sản phẩm còn lại đều có tính năng giải khát, chiếm khoảng 90% thị phần. 
 
Thống kê của Nielsen trong năm 2011 cho thấy, doanh thu của ngành hàng nước giải khát cao hơn 5% về doanh số và 17% về doanh thu so với năm 2010. Mức tăng trưởng này không làm hài lòng các nhà sản xuất vì họ đặt kỳ vọng khá cao ở ngành hàng khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong năm trước đó.
 
Tuy nhiên, đã có sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường từ đầu năm đến nay. Nhiều nhóm hàng trong ngành nước giải khát không gas có doanh số tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt, hai ngành hàng nước tăng lực và nước uống đóng chai đã tăng lần lượt là 27% và 23%. 
 
Con số thống kê tại hệ thống siêu thị Big C về ngành hàng nước giải khát không gas còn cao hơn nhiều. Tại 19 siêu thị Big C trên toàn quốc, doanh thu của ngành hàng nước giải khát không gas hiện đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
 
Cửa hẹp cho người đến sau
 
( Tiếp >>>>)
 
Xem tiếp, link bài: Thị trường nước giải khát: Không gas vẫn ngầu bọt
 
 
 
 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *