Blog Trần Quí Thanh là một cách kể chuyện thương hiệu

Trần Quí Thanh

Blog Trần Quí Thanh được lập từ năm 2017.

Kính gởi bác Dr Thanh

Chúng cháu được biết blog của bác có mục Chat với mọi người đăng nhiều bài viết của bác chia sẻ với các khởi nghiệp trẻ. Vì thế chúng cháu mạo muội gửi tới bác một vấn đề: Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu. Đó là một phương pháp tiếp thị đang lên ngôi. Nhưng có nhiều người hiểu khác nhau về thuật ngữ: “Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu”. Xin bác cho ý kiến nên hiểu thuật ngữ này sao cho đúng ạ.

Kính chúc bác luôn vui khoẻ

Hanh & Nguyên (Hà Nội): agency_hn1989@gmail.com

—–

Hanh & Nguyên mến!

Đằng sau một thương hiệu luôn có một câu chuyện. Những doanh nghiệp có quá trình phát triển lâu dài, biến động cùng với thời cuộc thì càng có nhiều câu chuyện để kể.

Các cháu hiểu khái niệm “tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu” đơn giản là nói về thương hiệu của mình cho người khác biết qua những câu chuyện. Và qua câu chuyện đó, gửi thông điệp đến cộng đồng, tương tác với khác hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và người tiêu dùng. Vấn đề là chuyện kể ra có hay không, có sức hấp dẫn hay không, có lôi cuốn mọi người hay không?

Sách vở lý thuyết dông dài về khái niệm “tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu”, các cháu cứ tham khảo để biết thêm, còn bác chỉ cụ thể thế này: Đó là hãy xem blog của bác, đây chính là một cách để kể chuyện thương hiệu.

Các chuyên mục “Tân Hiệp Phát”, “Gia đình và Bạn bè”, “Người tiêu dùng”, chính là kể chuyện.

Các sự kiện, thi viết được tổ chức thông qua blog cũng là cách kể chuyện thương hiệu, thu hút nhiều người tham gia, được cộng đồng biết đến. Ví dụ như “Tân Hiệp Phát trong tôi”.

Bác thấy từ khi có blog, qua những câu chuyện của Tân Hiệp Phát, của cá nhân bác, của con người Tân Hiệp Phát và của bạn bè, đối tác, thì cộng đồng biết đến Tân Hiệp Phát và các sản phẩm của Tân Hiệp Phát nhiều hơn. Có những việc trước đây người tiêu dùng chưa hiểu về Tân Hiệp Phát, thì nay hiểu và chia sẻ với bác cũng như Tân Hiệp Phát.

Lý thuyết về kể chuyện thương hiệu thì quá đơn giản, nhưng áp dụng nó vào thực tiễn thì đa dạng, biến hóa vô cùng. Chắc các cháu đã biết đến hai cuốn sách của Trần Uyên Phương, con gái của bác, đó là cuốn “Chuyện nhà Dr Thanh” và cuốn “Vượt lên người khổng lồ” viết bằng tiếng Anh. Hai cuốn sách có nội dung khác nhau, nhưng qua đó, kể những câu chuyện của Tân Hiệp Phát, đưa ra những thông điệp, những giá trị mà tập đoàn gia đình này gầy dựng mấy chục năm qua.

Trên thế giới, cũng có nhiều tập đoàn xuất bản những cuốn sách về các nhân vật gầy dựng lên tập đoàn đó, kể về những thăng trầm của nhân vật, số phận của một doanh nghiệp gắn liền với số phận của một con người hay một nhóm người. Đó cũng là cách tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu đó cháu.

Có nhiều cách để kể chuyện thương hiệu, hãy lựa chọn cách kể phù hợp với chính mình nhất, đặc tả được chân dung của doanh nghiệp, thân thiện và tin cậy với cộng đồng.

Chúc hai cháu thành công. Có gì cứ meo cho bác nhé.

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *