Chất lượng cuộc sống không chỉ đo bằng thước đo vật chất

Trần Quí Thanh

—–

Chào anh Dr Thanh,

Năm mới Tân Sửu chúc anh khoẻ như trâu, làm ăn thành đạt nhiều hơn nữa, mọi chuyện đều gặp may mắn.

Thưa anh, chẳng giấu gì anh tôi cũng là một doanh nhân nhưng là doanh nhân thời khốt ta bit, cũ kĩ lạc hậu lắm rồi. Tuy đã về hưu tôi vẫn theo dõi các doanh nghiệp tư nhân trong thành phố mình làm ăn ra sao. Thấy THP vẫn làm ăn phát đạt ngay cả khi thế giới khốn đốn vì covid, tôi rất phấn khởi và tự hào.

Thưa anh, nhân đây muốn hỏi anh một chuyện. Là vì xưa tôi không hề nghe nói “Doanh nghiệp hạnh phúc”. Bây giờ nghe báo chí nói cũng hay hay nhưng không hiểu ngô khoai gì cả. Vậy xin anh cho hay Doanh nghiệp hạnh phúc là gì, và cần phải làm gì để có Doanh nghiệp hạnh phúc.?

Mong anh hồi âm.

Mạnh giỏi nghen anh

Hồ Đức Mạnh (Sài Gòn): manhsg54-21@gmail.com

—–

Anh Hồ Đức Mạnh mến,

Việc lấy chỉ số hạnh phúc làm giá trị thay cho các giá trị vật chất được đất nước Bhutan đặt ra từ lâu.

Năm 1970, Quốc vương Bhutan giới thiệu Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Hapiness) như là sự thay thế cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bốn trụ cột của GNH là quản trị tốt, phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển văn hóa – bảo tồn môi trường.

Chất lượng cuộc sống không chỉ đo bằng thước đo vật chất.

Tui nói quanh sang Bhutan một chút để liên hệ đến khái niệm “doanh nghiệp hạnh phúc” mà thế giới hiện đại đặt ra, Việt Nam được tiếp cận như một điều mới mẻ. Nhưng theo tui, không có gì mới mà chỉ là quay về với cái cũ, nhưng trước đây chưa được định nghĩa rõ ràng mà thôi.

Trước đây, người phương Đông sống gần gũi với thiên nhiên, lấy sự “thuận theo tự nhiên” làm định hướng sống. Cho dù làm việc, lao động sản xuất, thì cũng luôn cân bằng giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

Áp lực của cuộc sống hiện đại đẩy con người ta vào trong vòng xoáy của công việc, định mức, năng suất, chất lượng, tiến độ, tất cả đều có lý nhưng có điều vô lý ẩn chưa trong đó. Bởi vì, làm việc thật nhiều, tạo ra nhiều vật chất, nhưng con người luôn bị khốn khổ trong vòn quay đó thì vật chất nhiều cũng không có ý nghĩa.

Vậy thì doanh nghiệp cũng đưa ra chỉ số hạnh phúc giống như Bhutan đưa ra chỉ số hạnh phúc thay cho sản phẩm vật chất. Còn như thế nào mới là doanh nghiệp hạnh phúc lại là chuyện khác.

Mới đây, trên CAFEF, KTS Võ Trọng Nghĩa nói về công ty của anh rằng: “Mọi người trong công ty tôi vừa giữ giới và còn thiền 2 tiếng/ngày (từ thứ 2 đến thứ 6), thứ 7 thì thiền 1 tiếng/ngày, chủ nhật thì tùy. Sáng từ 8-9h và chiều 5-6h đối với khối văn phòng. Công nhân ở công trình thì họ thiền buổi sáng từ 5-6h”.

Võ Trọng Nghĩa còn khẳng định rằng, nếu có người nào đó thiền tốt và muốn tăng thời gian hành thiền, thì thậm chí họ có thể được toàn thời gian để hành thiền mà vẫn hưởng nguyên lương, có cơm ăn 2 bữa đầy đủ.

Tui chưa hiểu hết cách điều hành công ty theo quan điểm “giữ giới và hành thiền”, nhưng tui chia sẻ một điều, anh Võ Trọng Nghĩa đang hướng đến giá trị hạnh phúc theo cách của anh.

Mỗi cá nhân tự tìm ra cho mình một cách để hạnh phúc, một doanh nghiệp cũng vậy. Còn với tui, tạo một môi trường làm việc có kỷ luật và hiệu quả, nhưng trên tinh thần yêu thương, nâng đỡ nhau, bảo vệ nhau.

Anh có thể đọc thêm chuyên mục “Tân Hiệp Phát” trên trang web của tui để hiểu thêm về cách tạo ra “Doanh nghiệp hạnh phúc” của Dr Thanh nhé.

Cám ơn anh và chúc năm mới sức khỏe, vui vẻ.

 

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *