Dẹp tiêu cực sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước

Trần Quí Thanh

Hàng Việt chịu áp lực cạnh tranh trên chính sân nhà. Ảnh: X.TH (Ảnh và chú thích theo báo DNSG)

—–

Hội nhập quốc tế trước hết là hội nhập về kinh tế thông qua các hiệp định thương mại đa phương và song phương. Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), WTO, mới đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chưa kể nhiều hiệp định thương mại với các nước Hàn Quốc, Chi Lê, Nhật Bản, Nga và các nước Đông Âu…

Không thể không mở cửa, đó là đòi hỏi của thời đại. Mở cửa để giao thương quốc tế, để trưởng thành hơn trong phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ và để bán hàng.

Và câu hỏi đặt ra là bán hàng được hay không, trước hết là với thị trường trong nước. Với quốc gia gần 100 triệu dân, chinh phục được thị trường trong nước đã là một thắng lợi lớn. Nhưng thử thống kế xem, có được bao nhiêu sản phẩm của doanh nghiệp trong nước làm chủ được thị trường và đó là những sản phẩm gì, có mang lại lợi nhuận cao hay không?

Theo thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp, người Việt Nam đã bắt đầu “dùng hàng Việt Nam” nhiều hơn. Theo tui, không phải hưởng ứng tinh thần yêu nước mà các doanh nghiệp kêu gọi, mà xuất phát từ thực tế là hàng hóa sản xuất trong nước có chất lượng cao hơn, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

Nhưng có một thực tế khác, đó là khi mở rộng sân chơi quốc tế, thì hàng hóa các nước xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, đây là mối đe dọa thực sự với doanh nghiệp trong nước. Hàng hóa từ các nước chung quanh như Thái Lan, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh gay gắt, về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Đó là chưa nói tới những loại hàng hóa là thiết bị công nghệ mà Việt Nam chưa thể động tới được.

Để cạnh tranh được, rõ ràng tự thân doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ, hệ thống điều hành quản trị, nâng cao chất lượng hàng hóa, nhưng chỉ như vậy chưa đủ.

Doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, bằng những chính sách phù hợp để tăng cường sức cạnh tranh.

Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam bị các thủ tục kiểm tra chuyên ngành vô lối cản trở, đó là mất sức cạnh tranh.

Hàng hóa Việt Nam vận chuyển, đóng các loại thuế, phí đường bộ cao, đường kém chất lượng đi chậm, mất thời gian, phí không tên trên đường, đó là giảm sức cạnh tranh.

Một năm, các ban ngành kiểm tra doanh nghiệp nhiều lần, đủ thứ lý do để kiểm tra, mỗi lần kiểm tra doanh nghiệp mất thời gian, tốn kém nhiều loại chi phí, đây là yếu tố làm mất sức cạnh tranh.

Các yếu tố đó nói chung một từ là “tiêu cực”.

Được như vậy, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chống lại được sức ép từ hàng ngoại nhập, giữ được thị trường trong nước, mà còn mở rộng xuất khẩu. Tui tin chắc như vậy.

 

Sài Gòn Ngày 24/02/2019

TQT

Bài Đọc thêm, Link: Hàng Việt Nam trước áp lực từ hàng ngoại

(https://doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/hang-viet-nam-truoc-ap-luc-tu-hang-ngoai-1090551.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *