Doanh nghiệp gia đình còn có tài sản tinh thần

Trần Quí Thanh

Nguồn hình:  Trang web saga.vn

——

Kính gửi anh Dr Thanh

Chào anh Thanh. Xin mạo muội làm quen với anh. Tôi tên Trần Hữu Cá, tuổi 64 quê Nam Định, đang ở Sài Gòn. Tôi từng là CEO một doanh nghiệp nhà nước, nay là CEO một doanh nghiệp gia đình. Được biết anh hay trao đổi nghề nghiệp qua blog nên xin được thỉnh giáo anh:

Thú thực tôi gặp nhiều khó khăn trong việc hoà giải mâu thuẫn lợi ích các thành viên trong gia đình. Xin anh cho chìa khoá để giải quyết vấn đề này.

Cảm ơn anh lắm lắm.

Trần Hữu Cá (Sài Gòn): casaigon_1956@gmail.com

—–

Anh Trần Hữu Cá mến!

Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp gia đình, tui là người sáng lập và xây dựng, cho nên tui có những trải nghiệm, đúc kết thành kinh nghiệm và cũng sẵn sàng chia sẻ với mọi người.

Tui luôn mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp và kinh doanh thành công để đất nước thêm giàu mạnh. Cho nên, các bạn trẻ, các doanh nhân gửi thư trao đổi, tui nói hết không hề giấu nghề.

Một doanh nghiệp gia đình không chỉ đặt ra mục tiêu về kết quả kinh doanh, có nhiều lợi nhuận, chia nhau nhiều tiền như các doanh nghiệp khác, mà bên cạnh đó là sự tồn vong của gia đình dòng họ đi liền với thương hiệu doanh nghiệp.

Thương hiệu doanh nghiệp cũng chính là thương hiệu gia đình.

Chính vì vậy, khi xảy ra sự xung đột quan điểm về một vấn đề nào đó, thì hãy đặt ra mục tiêu tồn tại doanh nghiệp gia đình, thương hiệu gia đình để kết nối mọi người, hướng từng thành viên về một mục tiêu, một trọng tâm. Khi xác định được giá trị gia đình rồi thì dù có tranh cãi cũng sẽ không bị lệch lạc quan điểm.

Xác định giá trị gia đình chính là khẳng định một loại tài sản chung, mọi thành viên đều thụ hưởng lợi ích của mình trên tài sản đó. Cho nên, các cá nhân không phải như đi làm thuê cho doanh nghiệp bình thường, mà đang làm cho mình, đang xây dựng kho tài sản gia đình có tính bền vững, trường tồn, cho con cháu mai sau.

Ngoài giá trị tài sản hữu hình, doanh nghiệp gia đình còn có tài sản tinh thần, cho nên song song với việc tích lũy tài sản vật chất, là phải tích lũy tài sản tinh thần. Mỗi người trong cộng đồng gia đình đó phải có ý thức làm giàu có, làm phong phú nguồn giá trị tinh thần của doanh nghiệp.

Muốn như vậy thì phải luôn luôn giáo dục cho các thành viên trong gia đình, giáo dục cho thế hệ kế thừa, để mọi người đều biết phát huy các giá trị về tài sản, đồng thời phát huy các giá trị tinh thần của gia đình, dòng họ.

Tất cả những giá trị đó đều được xây dựng thành triết lý của doanh nghiệp. Như Tân Hiệp Phát thì có triết lý của doanh nghiệp gia đình Tân Hiệp Phát, có bộ “code” như môn quy của một “võ phái”, “gia quy” của một dòng họ. Doanh nghiệp thì còn có yếu tố liên quan đến kinh doanh, cho nên có những quy chuẩn mang tính quản trị, điều hành theo hệ thống hiện đại bên cạnh các giá trị truyền thống.

Theo tui, anh phải hoàn chỉnh “bộ luật” cho doanh nghiệp gia đình trước. Khi đã có “luật” thì cứ căn cứ theo luật mà làm.

Vậy anh nhé.

Chúc anh thành công.

 

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *