Đôi điều về Nguồn Lực Lao động

Phạm Danh Huynh
 


 Nguồn ảnh: Internet

 
Anh Phạm Danh Huynh là người cũ của THP. Từ khi “phát hiện” ra blog của tui anh có gửi nhiều bài dưới dạng comment nhằm đóng góp cho blog, cũng là tiếng nói tâm tình gửi tới  anh em đang làm việc tại THP. Bài viết này anh bàn về nhân sự, nhiều vấn đề tui rất đồng tình. Cảm ơn anh Huynh rất nhiều.

Trần Quí Thanh
(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)
—–
 

Nhân đọc bài viết "Cứ làm việc hết mình thì cuộc đời sẽ khác" của Dr. Thanh, tôi xin góp vài câu về khâu nhân sự trong các công ty, mặc dù tôi cũng chỉ là người lao động. Nhân sự cũng nằm trong nguồn lực của một công ty, là phần cốt lõi, góp phần không nhỏ vào sự thành bại của một công ty. thậm chí góp phần làm nên sự khác biệt cho công ty.
 
Nhân sự giỏi chuyên môn, có tài có đức, tâm huyết vẹn toàn và làm việc chuyên nghiệp thì công ty sẽ khá ổn định và phát triển vững chắc. Ngược lại nhân sự mà " Học thì lười, làm thì dở, đứng núi nọ trông núi kia" thì công ty đó sẽ bấp bênh, lộn xộn gây biến động triền miên, đó cũng là sự cảnh báo nguy hiểm rồi.
 
Đó là chưa kể một số nhân sự khi nghỉ đem thông tin của doanh nghiệp hoặc bí quyết công nghệ của công ty TRÌNH LÀNG.
 
Phải khẳng định rằng: Một công ty muôn phát triển ổn định, sự tăng trưởng tích cực về mọi mặt tốt thì phải có Nhân sự tốt và ổn định. Quan điểm của tôi về nhân sự chỉ là hàng hóa đó là sức lao động cũng như máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…nằm trong nguồn lực doanh nghiệp.
 
Nói cách khác doanh nghiệp cần mua sức lao động của anh (chị) theo từng đặc thù công việc là lao động trí óc, hay chân tay, là kỹ sư hay công nhân…thù lao là Lương. Đã kinh doanh thì sức lao động phải có "giá trị gia tăng" chứ. Doanh nghiệp trả lương anh 1000.00 USD thì anh phải làm ra GIÁ TRỊ lớn hơn số đó là vận hành thuận. Nếu anh không đạt được cam kết (ví dụ là KPI) thì anh không hoàn thành nhiệm vụ và như vậy đồng nghĩa là hiệu suất công tác của anh kém.
 
Tóm lại: – Ta coi lao động là hàng hóa, sức lao động cũng là lực lượng SẢN XUẤT. Công ty mua về một cái máy thì phải sử dụng khai thác hết công suất, chạy hết ga, hết số. Khi máy hư, máy mỏi thì phải bảo trì, bảo dưỡng để chạy lại trơn tru. Khi đã bảo trì, sửa chữa rồi mà không khai thác được, không sử dụng được thì phải thay máy mới ĐÓ LÀ ĐIỀU TẤT YẾU. Không ai có quyền than vãn cả vì ta mua máy để sử dụng chứ không mua máy về thành đống sắt vụn. Đó là quan điểm của tôi về nguồn lực nhân sự.

-Về vấn đề lương, thưởng, thắc mắc, đòi hỏi: Trước khi vô làm mọi người đều được chủ doanh nghiệp hay là đại diện doanh nghiệp phổ biến rõ về mức lương, các chính sách khen thưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ, các chính sách tăng lương và chính sách phúc lợi cũng như các điều kiện khác rất rõ ràng mà ai cũng thông suốt. Tất cả được thể hiện trong bản cam kết hay là bản qui định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và Bản mô tả công việc v.v…đồng thời có sự ký xác nhận.
 
Khi đã làm các thủ tục đó thì việc thắc mắc chê lương thấp hay đố kỵ với đồng nghiệp, than vãn này nọ thì chắc chắn một điều là hiệu quả công việc của người đó giảm rất mạnh. Phải hết mình, phát huy hết công suất vì công việc mà anh đang làm vì đó là điều anh thể hiện tôn trọng sự cam kết của anh khi ký đơn nhận việc. Đây cũng là quan điểm của tôi về hành xử trong quá trình công tác. Qua một quá trình công tác phải xác định được điều này: – Nếu muốn tồn tại và tiếp tục làm việc cùng với cộng đồng người lao động trong công ty và môi trường làm việc thì PHẢI THÍCH NGHI. Ngược lại nếu không thích nghi được "THÌ BIẾN". Đơn giản vậy thôi đó là quan điểm của tôi về tính duy trì, ổn định hay không.
 
Còn vấn đề tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc khá nhiều vào bộ qui chế về nhân sự của công ty soạn thảo. Nhân sự muốn thành công thì lại phải: "Đến sớm hơn mọi người, về sau cùng và ráng thêm chút nữa".
 
Trân trọng
Phạm Danh Huynh
 
Rút từ comment bài: "Cứ làm việc hết mình thì cuộc đời sẽ khác"
 
 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *