Hãy để người lao động và doanh nghiệp tự thỏa thuận lương

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet.

—–

Câu chuyện về tăng lương tối thiểu đã quay trở lại, và cuộc tranh cãi giữa các cơ quan, tổ chức lại nổ ra căng thẳng như những lần trước. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI luôn xung đột về quan điểm, VCCI không ủng hộ đề xuất tăng lương của tổ chức công đoàn.

Tất nhiên, tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động, còn VCCI đứng về phía quyền lợi của cộng đồng doanh nghiêp. Xung đột quan điểm của hai tổ chức bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động xảy ra ở nhiều nước, vấn đề là tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia, đưa ra giải pháp hài hoà nhất về lợi ích của cả hai bên.

Theo sự hiểu biết về thị trường lao động và sử dụng lao động của tui trong mấy chục năm qua, không phải cứ tăng lương một vài phần trăm là tạo ra lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động không thể tách rời khỏi lợi ích của doanh nghiệp, cho nên còn phải tính tới tác động của doanh nghiệp sau mỗi lần tăng lương.

Tăng lương cho người lao động là một áp lực, nhưng áp lực tiếp theo là tăng kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tương đương với khoản tăng thêm quỹ lương. Chưa kể những khoản tăng khác như thuế môi trường qua xăng dầu và các loại thuế khác. Với các áp lực đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, không có khả năng tích luỹ, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Quan điểm của tui từ trước đến nay là hãy để cho doanh nghiệp và người lao động tự thoả thuận lương. Mỗi người có khă năng chuyên môn, giá trị khác nhau, tui tin rằng, cả hai bên sẽ tìm ra được mức lương hài hoà nhất. Tui cũng tin không doanh nghiệp nào cố tình bóc lột người lao động, trước hết là vì con người có tấm lòng, doanh nhân không chỉ làm giàu mà còn có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, và trách nhiệm đầu tiên là đối với người lao động của doanh nghiệp. Thứ hai là thị trường lao động có quy luật cạnh tranh, nếu lương thấp thì người lao động sẽ tìm đến công ty có mức lương cao hơn.

Tui cũng thừa nhận, chính sách lương tối thiểu là nhân văn, để đảm bảo quyền lợi và đời sống tối thiểu của người lao động, nhất là lao động phổ thông, nhưng còn có nhiều cách hỗ trợ cho người lao động phù hợp hơn. Tui xin đưa ra các đề xuất như sau:

  • Các cơ quan chức năng về quản lý lao động, tổ chức công đoàn giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chất lượng bữa ăn công nghiệp. Bên cạnh đó là nhà xưởng, nơi làm việc đạt chất lượng chất lượng vệ sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
  • Nhà nước triển khai các chính sách an sinh xã hội, tổ chức công đoàn thực hiện các thiết chế để người lao động được thụ hưởng các quyền lợi đó. Ví dụ như nhà trẻ, nhà ở xã hội, cho công nhân mua hoặc cho thuê dài hạn với giá rẻ.
  • Cải cách hành chính hiệu quả, doanh nghiệp hạn chế được các loại chi phí bôi trơn, tiêu cực phí, tiền lộ phí. Bớt đuọc các khoản đó, doanh nghiệp sẽ có tích luỳ để tăng lương, thưởng cho người lao động.

 

Sài Gòn ngày 30/07/2018

TQT

Bài đọc thêm, Link: Lương tối thiểu và đời sông công nhân

(https://www.thesaigontimes.vn/td/275857/luong-toi-thieu-va-doi-song-cong-nhan.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *