Hiểu nhầm tai hại

Nguyễn Vũ/ Báo TBKTSG

Sự thay đổi từ “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” và “học phí’ thành “giá dịch vụ đào tạo” của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Giáo dục Đào tạo được cho là căn cứ vào quy định của Luật Phí và lệ phí, nhưng thực ra các quy định của luật này không bắt buộc như vậy.

Xây dựng các quy định của pháp luật luôn trên nguyên tắc trong sáng về ngôn ngữ và chặt chẽ về nội dung.

Đã là quy định của pháp luật thì không thể hiểu nhiều nghĩa, vận dụng tùy tiện, áp dụng ngoài phạm vi điều chỉnh của luật.

Trong sáng về ngôn ngữ trước hết là tôn trọng nghĩa tiếng Việt của từ được sử dụng, không bóp méo theo ý chí của người biên soạn. Bằng chứng của sự tùy tiện là Bộ Giao thông Vận tải đổi từ “trạm thu phí” thành “trạm thu giá”, rồi đổi lại “trạm thu phí”.

Mong rằng sẽ không còn lặp lại những sai sót tương tự cho dân nhờ.

Trần Quí Thanh

—–

Không biết do đâu đã xuất hiện một sự hiểu nhầm tai hại rằng từ “phí” chỉ được dùng trong trường hợp nói đến các khoản tiền liên quan đến dịch vụ công và có tên trong danh mục phí do Nhà nước ban hành. Tất cả những thứ khác phải gọi bằng giá.

Đúng là Luật Phí và lệ phí có nói “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo luật này”.

Nhưng đó là khi phí được dùng trong Luật Phí và lệ phí còn phí dùng trong xã hội, ngay cả các cơ quan nhà nước trong các trường hợp khác thì vẫn phải được hiểu theo cách hiểu thông thường bấy lâu nay. Theo cách hiểu thông thường phí là khoản tiền chủ yếu bù đắp chi phí còn giá là khoản tiền bù đắp chi phí cộng thêm tiền lời.

Khi ngân hàng nói “thu phí ngân hàng”, họ đâu hiểu phí theo Luật Phí và lệ phí, tức là không liên quan đến dịch vụ công nhưng rõ ràng họ có hàm ý chúng tôi thu phí này chỉ để trang trải chi phí chúng tôi bỏ ra chứ không ăn lời gì ở đây cả. Đố ai gặp trường hợp nào một ngân hàng xài từ “thu giá ngân hàng”!

Cách hiểu chữ phí rất hạn hẹp như chúng ta thấy trong thời gian gần đây đã tự nhiên khai tử nghĩa phổ biến của chữ phí trong khi Luật Phí và lệ phí không yêu cầu điều này.

Chỉ cần lấy ví dụ trong ngành ngân hàng thôi, chúng ta cũng đã thấy hàng loạt trường hợp dùng từ phí như phí chuyển tiền, phí dịch vụ, phí kiểm đếm, biểu phí thanh toán… Cho dù thực tế ngân hàng có lời khi thu phí sử dụng thẻ ATM hay không thì không rõ nhưng đó là ý nghĩa của chữ phí trong trường hợp này. Còn trong các ngành nghề khác, không thiếu gì từ phí được dùng lâu nay như phí bưu điện, phí giao dịch chứng khoán, phí thu hộ, phí giữ xe… Chẳng lạ gì từ học phí và viện phí được dùng phổ biến vì trong hai ngành dịch vụ này, ý nghĩa phi lợi nhuận là phổ biến, các nơi thu học phí hay viện phí với mong muốn trang trải chi phí chứ không hề chăm chăm vào lợi nhuận.

Cách hiểu chữ phí rất hạn hẹp như chúng ta thấy trong thời gian gần đây đã tự nhiên khai tử nghĩa phổ biến của chữ phí trong khi Luật Phí và lệ phí không yêu cầu điều này. Thật không hiểu nổi vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo khi thấy Bộ Tài chính nói nên đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo lại nghe theo mà không chịu nói lại, chúng tôi dùng từ học phí theo nghĩa này này… bởi Luật Giáo dục cũng có quyền định nghĩa từ dùng trong luật y như Luật Phí và lệ phí có quyền định nghĩa từ phí theo cách riêng của mình.

Chuyển sang nói về Luật Giá, tinh thần của luật là nhằm đưa các khái niệm “bình ổn giá”, “thẩm định giá”, “đăng ký giá”, “kê khai giá”… vào một khung khổ pháp luật nhằm kiểm soát một số mặt hàng thiết yếu. Đọc lại các thảo luận của đại biểu Quốc hội lúc thông qua luật không hề có suy nghĩ một ngày nào đó Luật Giá được dùng để điều tiết việc thu học phí hay viện phí! Lúc đó xã hội đang nóng về giá thuốc, giá sữa, trước đó nữa Pháp lệnh Giá cũng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường.

Vì thế suy nghĩ cho rằng phí là do Bộ Tài chính ấn định theo một lộ trình chặt chẽ còn giá là để doanh nghiệp tự quyết định một cách thoải mái là sai hẳn tinh thần của Luật Giá. Thiết nghĩ những người có liên quan nên nghiên cứu lại Luật Phí và lệ phí cũng như Luật Giá để khỏi hiểu sai, rất tai hại và gây bức xúc cho người dân. 

Nguồn: Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Link bài:Hiểu nhầm tai hại

(http://www.thesaigontimes.vn/273569/Hieu-nham-tai-hai.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *