Thương hiệu quốc gia không phải là tấm huy chương treo lên tường nhà

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet

—–

Kính gửi bác Trần Quí Thanh

Thưa bác. Cháu vừa đọc ý kiến của bác nói về thương hiệu quốc gia. Hôm nay đọc báo lại được biết các ý kiến một số doanh nhân cho rằng: Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây.” Xin bác cho biết quan điểm của bác về vấn đề này ạ.

Kính chúc bác sức khoẻ

Lê Hoài An (Hà Nội): lhoaianle_hanoi95@gmail.com

—–

Lê Hoài An mến,

Số lượng các doanh nghiệp tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và được công nhận có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng từ 30 sản phẩm của 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 283 sản phẩm của 124 doanh nghiệp năm 2020. Đây là con số rất đáng ghi nhận, vì qua đó phản ánh trung thực sự tiến bộ của cộng đồng doanh nghiệp.

Chỉ có sản phẩm mới chứng minh được năng lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và qua đó cho thấy thực lực của nền kinh tế đất nước.

Nhưng đạt được thương hiệu quốc gia không như đoạt một tấm huy chương để treo lên tường nhà hay lồng vào tủ kính, mà phải tận dụng mọi lợi thế của nó để phát triển doanh nghiệp. Thương hiệu quốc gia chính là các giá trị của sản phẩm mà chính doanh nghiệp đã tạo ra, hãy sử dụng các giá trị đó, phát huy các giá trị đó để tiếp tục phát triển.

Sản phẩm thương hiệu quốc gia phải được thế giới biết đến. Phải tận dụng mọi cơ hội như hội nghị, hội thảo, sự kiện nước ngoài, triển lãm, hội chợ, giao lưu văn hóa để quảng bá thương hiệu. Cùng với quảng bá là đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ.

Đối với sản phẩm của việt Nam, có những  thương hiệu gắn liền với chỉ dẫn địa lý, thì phải tập trung quảng bá về sự độc đáo này, như đại diện EuroCham tư vấn: “Việt Nam nên chú ý nhóm sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, bản chất là sản phẩm độc đáo của địa phương, mà Việt Nam rất có lợi thế để xây dựng thương hiệu”.

Sản phẩm thương hiệu quốc gia phải được đầu tư, truyền thông thật hiệu quả để vượt biên giới quốc gia, trở thành thương hiệu quốc tế. Ngay trong ngành giày, ông Nguyễn Phú Cường – Giám đốc marketing Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) cho biết: “Việt Nam nằm trong tốp đầu về xuất khẩu giày trên thế giới, giày “made in Việt Nam” thường có giá hợn giày “made in China”, đó là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt”.

Mọi danh hiệu đặt ra cho một sản phẩm thì phải biết khai thác nó, nếu không thì danh hiệu đó cũng chỉ là vật trang trí mà thôi.

Vậy nhé các cháu, có gì cứ gửi thư cho bác.

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *