Kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu phải dựa vào số liệu khoa học khả tín

Trần Quí Thanh

Chỉ mưa và triều cường nhưng đến nay đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đã được xác định là điểm ngập sâu nhất TP.HCM, với mức nước 0,5 m. (Ảnh tư liệu: Tùng Tin/Zing. Lời bình: Người Đô Thị)

—–

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng được các nhà khoa học trên thế giới đưa ra để cảnh báo về sự thay đổi tiêu cực về tự nhiên, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia ven biển.

Con người phải trả giá cho những hiện tượng này bởi vì đã ứng xử thô bạo với thiên nhiên, nạn phá rừng, hiệu ứng nhà kính, khai thác nước ngầm, ô nhiễm không khí, thủng tầng Ozon.

Tuy nhiên, khi đưa ra các số liệu cảnh báo về môi trường, liên quan đến nước biển dâng thì phải chính xác, nếu không thì sẽ không xây dựng được kịch bản ứng phó phù hợp và hiệu quả.

Vừa qua, tập chí Nature Communications công bố kết quả nghiên cứu, đến năm 2050, hầu hết miền Nam Việt Nam nằm dưới mực nước biển. Thông tin này gây sự chú ý của dư luận, và cũng có nhiều ý kiến phản bác của nhiều cơ quan khoa học cũng như cá nhân các nhà nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là ý kiến của Tiến sĩ Đàm Quang Minh – một người nghiên cứu khoa học về chủ đề thay đổi mực nước biển trong hiện đại và là thành viên nhóm đã nghiên cứu về vấn đề nước biển dâng được ghi nhận trong khoảng thời gian 20.000 năm trở lại đây trong khu vực Biển Đông Việt Nam trong khoảng từ năm 2003 – 2010.

Tiến sĩ Đàm Quang Minh đưa ra nhiều ý kiến phản biện và cho rằng: “Bài báo đơn thuần là về mô hình, các nhận định về biến đổi khí hậu vẫn như cũ. Do đó, các nhận định về việc cường hoá các biến đổi chỉ là suy diễn. Thực trạng biến đổi khí hậu vẫn xấu như cũ, không kém đi và cũng không tốt lên so với các dự báo cũ. Do vậy, trọng tâm của việc trao đổi sẽ cần bàn là mô hình như vậy thì tính khả tín đến đâu trong việc xây dựng chính sách quy hoạch đô thị”.

Như vậy, thông tin về miền Nam Việt Nam ngập trong biển nước vào năm 2050 không thuyết phục.

Và không chỉ thế, ngay các cơ quan khoa học của Việt Nam cũng có những số liệu khác nhau.

Các chuyên gia của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường  – TN&MT) số liệu địa hình mới cập nhật (2019) bằng công nghệ cao Lidar với số liệu đo trước đây dùng để xây dựng kịch bản năm 2016 về ngập do nước biển dâng của Bạc Liêu ứng với mực nước biển dâng 100 cm.

Nhưng tại hội thảo khoa học “Sụt lún đất tại ĐBSCL”, do Bộ Xây dựng phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (Đức) tổ tại Cần Thơ, thì từ số liệu thu thập từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 diễn ra ngày 22.11, TP Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu dẫn đầu khu vực ĐBSCL với mức độ lún trên 50 cm. Công bố này cũng từ đại diện của Bộ Tài nguyên Môi trường. Vậy thì 50 cm hay 100 cm.

Tính khả tín của số liệu khoa học không cao thì không thể xây dựng một kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu thành công.

Sài Gòn ngày 25/11/2019

TQT

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *