Mấu chốt tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet.

—–

Thưa bác,

Cháu là Lê Văn Lạng, người đã đặt câu hỏi trong bài: “Không ai bỏ ra 1 tỉ đô la để chết” của bác, từ đầu năm ngoái kia ạ. Nay cháu muốn gặp lại bác để được bác giúp đỡ về nghề nghiệp, vì cháu đang là một Startup.

Tái cấu trúc là gì? Theo bác các Startup có cần biết tái cấu trúc không?

 Rất mong bác trả lời.

Kính chúc bác sức khoẻ.

Lê Văn Lạng (Nam Định)– lvl.ham@gmail.com

—–

Cháu Lê Văn Lạng mến!

Khi nói tới chưa “tái” có nghĩa đã từng có cái trước đó, mới “tái” được, không ai có thể tái cái chưa có bao giờ. Như vậy, đã từng có một cấu trúc trước đó, và khi thấy cấu trúc đó không còn phù hợp, thì người ta mới “tái cấu trúc”.

Một doanh nghiệp phải có quá trình hoạt động kinh doanh, cần có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh hay xảy ra khủng hoảng, khi đó họ phải tiến hành tái cấu trúc.

Nói như vậy, thì một Startup không thể tái cấu trúc bởi vì mới cấu trúc lần đầu. Tuy nhiên, không làm nhưng phải biết, cái sự biết về tái cấu trúc ở doanh nghiệp khác giúp cho việc cấu trúc chính doanh nghiệp mình, hoặc đó là bài học để có thể áp dụng cho việc tái cấu trúc về sau.

Ví dụ, đa số doanh nghiệp xây dựng trên nền của quan hệ thân tình, cho bà con anh em tham gia công việc. Qua quá trình làm việc, mới thấy rõ năng lực không có, không đáp ứng được yêu cầu công việc, nhưng rất khó xử lý vì quan hệ thân tình. Cho đến khi doanh nghiệp hoạt động không hiêu quả, bắt buộc phải tái cấu trúc và tất nhiên khâu quan trọng nhất là tái cấu trúc nhân sự.

Vậy thì, Startup nên biết để tránh xa các sai lầm mang tính phổ biến đó. Khi cấu trúc doanh nghiệp, hãy chú trọng tuyển chọn và sử dụng nhân sự, không cả nể chuyện tình cảm để dùng người, mà tìm cho ra người có năng lực thực sự.

Một vấn đề mang tính phổ biến khác, đó là nhiều doanh nghiệp không có “bản sắc văn hóa”, ứng xử tự nhiên và thay đổi tùy tiện. Cho đến khi doanh nghiệp phát triển ở quy mô lớn hơn, cần có một sự chuẩn mực về văn hóa doanh nghiệp, mới loay hoay “tái cấu trúc” về văn hóa doanh nghiệp. Vừa tốn kém, mất thời gian, đồng thời khó có hiệu quả cao bởi vì tập quán cũ còn ảnh hưởng.

Startup biết về điều này để khi cấu trúc doanh nghiệp, thì phải chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu.

Và cái sự biết đó còn cho về sau, cũng sẽ đến lúc một doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc, thì việc nắm vững các vấn đề xương sống, mang tính quyết định để tái cấu trúc tiết kiệm thời gian, tài chính và đạt hiệu quả.

Chúc cháu thành công.

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *