[THP trong tôi] – Đi rồi sẽ tới

Phạm Ngọc Sơn/ Khối R&D


—–

Là một sinh viên mới ra trường, ngoài lòng nhiệt huyết và ý chí học hỏi thì đối với tôi tất cả đều là một chân trời mới. Tôi còn nhớ như in, cái ngày túi bụi với luận văn tốt nghiệp, cũng là ngày mà tôi nhận được cuộc điện thoại từ công ty Tân Hiệp Phát với lời mời phỏng vấn. Cảm giác rất vui sướng và cũng đầy lo sợ, vui sướng vì mình có cơ hội trải nghiệm, làm việc với một Tập đoàn lớn, thoát khỏi nỗi sợ mà hầu như “truyền kiếp” của sinh viên “thất nghiệp”. Còn sợ hãi ở đây, là không biết mình có làm được, có qua được vòng loại để chính thức là một thành viên hay không? Để rồi ngày đó cũng đến,…

Quần áo bảnh tỏn “áo trắng-quần tây”, nói với mẹ rằng:

“Con đi phỏng vấn nha mẹ!”

Mẹ chỉ mỉm cười: “Cố lên nha con” và cứ thế, với tư thế ung dung mà đến thẳng công ty. Vừa bước vào phòng phỏng vấn, cảm giác như quay 3600, cái tư thế ung dung như lạc đâu mất rồi, tim thì đập nhanh, mắt thì choáng ngộp khi thấy không khí khá căng thẳng. Nhớ lại mà cũng không biết chính cái động lực nào giúp tôi vượt qua 2 tiếng phỏng vấn đầy căng thẳng ấy.

2/1/2018, cái ngày định mệnh của ngưỡng cửa đầu tiên trong hành trình mới, nơi mọi thứ được công nhận “Tân Hiệp Phát”. Nhưng không hiểu sao, thời gian là thứ gì đó mà kéo trôi tất cả, những ngày hạnh phúc, ngày giông tố và cả cuộc hành trình gắn bó với công ty đều vụt cái thật nhanh cho đến khi ngồi lặng nhớ lại thì đã hơn 1 năm rồi, tôi chỉ biết mỉm cười.

Hôm nay, không biết có phải quá nhiều cảm xúc xen lẫn từ bên ngoài, trời đang mưa hay vì không khí của cuộc thi “Tân Hiệp Phát trong tôi” đã làm tôi bồn chồn ngẫm lại hành trình mình đã đặt dấu chân đi qua.

Những thay đổi lớn trong tôi, không hẳn là sự thay đổi về kiến thức mà còn về tính cách, về giao tiếp và về con người. “Cái gọi là cảm xúc vui sướng, cả những lúc bế tắc lối đi, đến nỗi chỉ biết cố gắng làm rồi sẽ có cách giải quyết” đã theo tôi trong suốt chặng đường, dần dần làm tôi thấu hiểu được cái giá trị quan trọng của sự cố gắng: “Không gì là không thể” trong chính công việc và trong cuộc sống.

Tôi còn nhớ, kỉ niệm lớn nhất mà tôi từng trãi đó là lần chạy thử nghiệm nguyên vật liệu để đáp ứng tiến độ tung sản phẩm mới “Trà sữa Machiato”. Những gì lúc đó tôi biết chỉ là 3 tháng làm việc với công ty, công việc thử nghiệm hay đơn giản là giải quyết những vấn đề lỗi hằng ngày tại phân xưởng. Hai chữ “dự án” đối với tôi rất xa lạ và cả kiến thức về nó như là một thứ gì đó khá trừu tượng.

Được giao sẽ đảm nhiệm thực hiện dự án bao bì mới cho sản phẩm, phôi mới, nắp mới và cả công nghệ gia công cũng mới. Lúc ấy, tôi đã làm rất nhiều, suy nghĩ rất nhiều và cũng rơi vào bế tắc rất nhiều. Thứ bế tắc lớn nhất là làm sao để phối trộn đều phụ gia vào nguyên liệu nền, làm sao để có thể hiểu công nghệ hoàn toàn mới này.

Rồi những ngày thức đêm chạy cùng dự án, những ngày suy nghĩ học hỏi kinh nghiệm để tìm hướng giải quyết tốt nhất. Trong tôi, sự hào hứng là động lực duy nhất lúc này làm tôi vượt qua mệt mỏi. Chất chồng với sự bế tắc ấy, là khó khăn trong dự án nắp mới cũng không mấy khả quan, thử nghiệm đến lần thứ 5 mà nắp vẫn chưa đạt, màu sắc và ngoại quan nắp luôn là vấn đề lớn vì công thức hạt màu là một hệ nguyên liệu hoàn toàn mới.

Chật vật trong việc sắp xếp thay nhau đổi ca theo dõi, vất vả với bế tắc chồng chắc không biết khi nào có hướng giải quyết. Đôi lúc tôi nghĩ: “Mình có thể đầu hàng lúc này”. Rồi đâu đó, tôi lại được đón nhận những bàn tay nắm vượt dậy, không hẳn là hướng giải quyết, cũng không hẳn là một cách làm, nó chỉ là lời động viên từ sếp, từ đồng đội và cả gia đình với mong muốn tôi có thể vượt qua. Để rồi, mọi thứ đều trả về đúng quy luật của nó, có cố gắng thì ắt sẽ thành công, “không gì là không thể”, toàn dự án dần đi về đúng quỹ đạo, hoàn thành theo đúng kế hoạch sau những ngày nổ lực.

Câu nói cứ văng vẳng đâu đây:

“Cố lên rồi mọi thứ sẽ ổn”

Nó khá là quen thuộc và đầy ấm áp, nó truyền cho tôi sức mạnh, không chỉ làm thay đổi suy nghĩ mà còn thay đổi cả con người tôi khi nhìn nhận cuộc sống, “Cảm ơn Người vì tất cả”.

Không biết cơ duyên hay là may mắn mà chính ngôi nhà Tân Hiệp Phát đã cho tôi nhiều thứ đến thế. Được chạy đua với chính mình, được sống và làm việc vì những hào hứng, mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao càng làm tôi hiểu ra “không gì là không thể” ở chính nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ 2 của cuộc đời mình. Trong tôi luôn có thắc mắc rằng: “Tân Hiệp Phát trong suy nghĩ mọi người như thế nào? Liệu nó có giống như những gì mình cảm nhận?” Và câu hỏi ấy như là nguồn ngợi mở cho tôi có động lực khám phá qua những ngày gắn bó sắp tới: “Mãi yêu Tân Hiệp Phát”.

Phạm Ngọc Sơn

5 (100%) 1 vote

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *